Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trong vùng tứ giác công nghiệp TP Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, những năm qua, tỉnh Bình Dương đã có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và thu hút đầu tư, địa phương này luôn nằm trong tốp đầu của cả nước về kim ngạch xuất – nhập khẩu…
Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về tạo phát triển đột phá cho Đồng bằng sông Hồng, các đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có những chủ trương đầu tư và biên bản ghi nhớ với vùng với tổng số vốn ước tính 9,7 tỷ USD.
ASEAN có vị thế tốt để nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi phục hồi ấn tượng vào năm 2022. Du lịch sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc mở cửa này, tiếp đến là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thương mại.
Với phương châm “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư”, từ khi thành lập đến nay, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bình Dương đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc thu hút FDI cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định cần nhanh chóng khắc phục. Thời gian tới, tỉnh Bình Dương xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết là tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án FDI theo hướng thực chất hơn.
Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2022 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính tới 20/12/2022, ước tính tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021.
Phát triển đô thị được xác định là một trong bốn khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo. Với lợi thế vốn có và những tiềm năng mới xuất hiện, Hậu Giang đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu bền vững, tránh bị áp thuế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp phải có những thích ứng phù hợp với bối cảnh mới.
Phát triển công nghiệp bền vững, tỉnh Bình Dương đã chú trọng đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) nhằm tạo lực thu hút đầu tư. Với hạ tầng đồng bộ, phù hợp nhu cầu thực tế và đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các KCN đã giúp tỉnh Bình Dương tạo hấp lực mới để thu hút đầu tư hiệu quả.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ được TP. Đà Nẵng xác định là 1 trong 3 lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên phát triển góp phần tạo lợi thế cạnh tranh để đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án công nghiệp quy mô lớn vào Thành phố.