Khoảng trống khi đối tác rút vốn
(Tài chính) Ngày 10/9, PNJ bất ngờ bán toàn bộ 5,55 triệu cổ phiếu SFC, tương đương 49,13% vốn điều lệ. Như vậy, cùng với việc chuyển nhượng 100.000 cổ phiếu ngày 10/9, PNJ đã thoái toàn bộ 50,02% vốn ở SFC, thu về 174,6 tỷ đồng từ đợt chuyển nhượng này.
Cổ đông lớn rút chân
Trong đó, phát hành 20,15 triệu cổ phiếu cho PVN để đảm bảo tỷ lệ sở hữu trên 50%. Đồng thời, phát hành 17,8 triệu cổ phiếu cho 3 quỹ đầu tư nước ngoài là Mutual Fund Elite mua 10 triệu cổ phiếu; Private Equity New Markets II mua 4,85 triệu cổ phiếu và VOF mua 3 triệu cổ phiếu. Như vậy, dù không điều hành trực tiếp nhưng với tư cách là nhà đầu tư chiến lược, thời gian qua các quỹ đầu tư ngoại giúp đưa giá trị cổ phiếu của PVD tăng mạnh.
Sau khi khoản đầu tư tăng giá tới 144%, lãi trên sổ sách lên tới gần 1.200 tỷ đồng, các quỹ tính chuyện rút lui. Trong đó, Mutual Fund Elite “bỏ túi” 655 tỷ đồng; PENM lãi 318 tỷ đồng và VOF lãi 196 tỷ đồng… Trước đó, năm 2007 CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) được PNJ đầu tư. Qua nhiều lần gom mua cổ phiếu, đến tháng 7/2013, PNJ trở thành cổ đông chi phối tại SFC với số vốn sở hữu là 50,02%. Dù lần đầu tiên tham gia đầu tư vào lĩnh vực xăng dầu, nhưng với tư cách là cổ đông lớn, PNJ vẫn có những tác động nhất định đến SFC.
Cụ thể, sau khi PNJ đưa người vào vị trí chủ chốt ở SFC, kết quả kinh doanh của công ty đã thay đổi rõ rệt. Đơn cử, trong năm 2009 SFC đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hơn gấp đôi, từ 22,4 tỷ đồng lên 53,7 tỷ đồng. Tính chung, doanh thu của SFC kể từ năm 2008 đến nay vẫn đạt tăng trưởng khoảng 10-15%. Đặc biệt, chỉ mới 6 tháng đầu năm 2014, SFC đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Tuy nhiên, ngày 10/9, PNJ bất ngờ bán toàn bộ 5,55 triệu cổ phiếu SFC, tương đương 49,13% vốn điều lệ. Như vậy, cùng với việc chuyển nhượng 100.000 cổ phiếu ngày 10/9, PNJ đã thoái toàn bộ 50,02% vốn ở SFC, thu về 174,6 tỷ đồng từ đợt chuyển nhượng này. Theo lý giải từ phía lãnh đạo đơn vị rút vốn, mục đích chủ yếu là tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính và cũng để tạo ra một khoản lợi nhuận bất thường.
Nhìn trên báo cáo tài chính của PNJ, giá vốn của khoản đầu tư vào SFC là 138,6 tỷ đồng. Nghĩa là PNJ ghi nhận một khoản lợi nhuận từ đầu tư tài chính 38 tỷ đồng.
Cái khó của người ở lại
Khi mất đi cổ đông lớn, phần lớn lãnh đạo DN khẳng định hoạt động kinh doanh vẫn ổn định. Chẳng hạn, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Tổng giám đốc SFC cho biết, sau khi PNJ rút đi SFC đã có thêm đối tác mới. Cả hai đều đang kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu. Sự hiện diện của hai cổ đông lớn hoàn toàn không phải là đầu tư tài chính mà là sự hợp tác trong chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả của DN.
Trước mắt, CTCP Xăng dầu và dịch vụ hàng hải mua 2,77 triệu cổ phiếu và giữ hơn 24,56% vốn của SFC là một công ty đầu mối nhập khẩu xăng dầu có uy tín. Khi hợp tác với SFC là công ty bán lẻ xăng dầu lớn tại TP. Hồ Chí Minh, cả 2 đều có thể hoạt động hiệu quả hơn.
Theo đó, trong định hướng phát triển lâu dài của SFC, ông Quỳnh không ngại đặt mục tiêu cho công ty từ 3-5 năm tới sẽ trở thành công ty bán lẻ xăng dầu hàng đầu và đạt hiệu quả cao tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. SFC hiện có gần 20 cửa hàng kinh doanh xăng dầu với doanh thu hàng năm đạt trên 2.000 tỷ đồng. Ở mảng dịch vụ, SFC đã và sẽ có nguồn thu từ khai thác các mặt bằng kho bãi.
Trong lĩnh vực bất động sản, SFC đã hợp tác với Công ty Đô Thành khởi công xây dựng cao ốc văn phòng SFC - Đô Thành, dự án về nhà ở thương mại tại 105 Lê Lợi, quận Gò Vấp… Lý thuyết là vậy, song ai cũng thấy rằng cái bóng của PNJ quá lớn trong sự phát triển chung của SFC. Đơn cử, hiện mảng xăng dầu vẫn là đóng góp chính, chiếm hơn 98% doanh số năm 2013 của SFC.
Để đạt mục tiêu đề ra, SFC phải tập trung kinh doanh mảng bán lẻ xăng dầu, tăng cường bán buôn xăng dầu cho các khu công nghiệp, đại lý... Mất đi PNJ, lợi thế về mạng lưới của SFC cũng không còn. Ông Nguyễn Hùng Linh, một chuyên gia kiểm toán lấy ví dụ, sở dĩ Thế giới di động (MWG) được như hôm nay nhờ MEFII - Mekong Capital.
Bởi ngay năm đầu tiên sau hợp tác, với sự hỗ trợ của Mekong Capital, MWG có lượng tiền lớn bơm vào, làm cho số lượng cửa hàng bán lẻ tăng nhanh. Đến năm 2011, hệ thống bán lẻ điện thoại của MWG đạt con số 209 cửa hàng và bán được gần 1,8 triệu chiếc điện thoại. Đến nay, MWG vẫn phát triển rất tốt, tổng tài sản được nhân gấp trăm lần, nhưng rõ ràng hoạt động kinh doanh của MWG hiện nay đã thay bằng hoạt động đầu tư tài chính trên TTCK.
Đến khi Mekong Capital rút hoàn toàn cổ phần tại MWG, có thể DN này không còn được như trước. Các chuyên gia cho rằng, trong bất kỳ DN nào cũng nên có cổ đông chiến lược có uy tín. Vì họ sẽ giúp công ty tăng tính an toàn cho các khoản đầu tư tài chính. Trong những lúc DN lâm nguy có thể nhanh chóng giúp toàn thể cổ đông trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh, đồng thời tránh cho việc quản trị DN chỉ phụ thuộc vào vài người…