Kiểm soát CPI: Mấu chốt ở hiệu quả đầu tư

Theo saigondautu.com.vn

Kiểm soát chỉ số tiêu dùng (CPI) đóng vai trò quan trọng đối với ổn định kinh tế vĩ mô trong năm nay. Tuy nhiên, CPI chỉ có thể được kiểm soát khi hiệu quả đầu tư phải được cải thiện.

Kiểm soát chỉ số tiêu dùng (CPI) đóng vai trò quan trọng đối với ổn định kinh tế vĩ mô.
Kiểm soát chỉ số tiêu dùng (CPI) đóng vai trò quan trọng đối với ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm nay giảm 0,72% so với cùng kỳ tháng trước. Từ năm 2018 đến nay, CPI tháng 3 so với tháng trước luôn giảm (năm 2018 giảm 0,27%, năm 2019 giảm 0,21%). Theo TCTK, nguyên nhân khiến CPI tháng 3 giảm sâu so với tháng trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào. 

TS. Bùi Trinh.
TS. Bùi Trinh.

Dịch Covid-19 khiến sức mua giảm sút khá nhiều. Cùng với đó, giá xăng dầu đã ảnh hưởng đến tất cả khâu từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Một điều cần ghi nhận là lần đầu tiên Bộ Công Thương giảm giá xăng dầu tương xứng với sự giảm giá xăng dầu của thế giới. Giá xăng dầu giảm ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng, là nhân tố quan trọng làm giảm CPI và cả chỉ số giá sản xuất (PPI), đã tác động tích cực đến các chu kỳ sản xuất sau, nhất là sau khi dịch Covid-19 qua đi, đất nước đi vào phục hồi nền kinh tế.

Trong 3 tháng đầu năm, chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển do các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô (ước tính tổng đàn gia cầm của cả nước tháng 3 năm nay tăng 15% so với cùng thời điểm năm 2019). Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng quý I đạt 383.400 tấn (tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước), sản lượng trứng gia cầm đạt 4,1 tỷ quả (tăng 14,1%). 

Nhưng giá chỉ số CPI tháng 3 giảm khá nhiều so với tháng trước về cơ bản vẫn do kinh tế tháng này có phần suy trầm so với tháng trước. Tuy CPI tháng 3 so với tháng trước thấp nhất trong 5 năm qua, nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước hay tính bình quân lại ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, tốc độ tăng CPI tháng 3 so với cùng kỳ năm trước (các năm 2016-2020) lần lượt 1,69%; 4,65%; 2,66%; 2,7% và 4,87%. Còn tốc độ tăng CPI bình quân quý I so với cùng kỳ các năm 2016-2020 cũng lần lượt 1,25%; 4,96%; 2,82%; 2,63% và 5,56%.

Những tổn thương từ dịch bệnh làm bộc lộ những “gót chân Achilles”, vì thế đây là cơ hội để tự nhìn lại mình, xem xét và điều chỉnh chiến lược phát triển phù hợp cho tương lai. Sau cơn mưa trời lại sáng. Khi dịch bệnh qua đi, chắc chắn chúng ta sẽ có thế hệ doanh nghiệp mới với tâm thế rất khác.

Thực tế cho thấy, mức 5,56% là mức tăng rất cao, hiện đang vượt xa ngưỡng 4% Quốc hội đã quyết nghị cho mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm nay. Điều này đang đặt ra những thách thức cho việc kiểm soát giá cả thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2020, nhất là trong bối cảnh Chính phủ dự kiến tung ra gói tín dụng 250.000 tỷ đồng với mức lãi suất thấp hơn, ưu đãi hơn (0,5-1,5%/năm) so với tín dụng thông thường. Bởi đây là sự sẻ chia của ngành ngân hàng với doanh nghiệp, nhưng khó khăn của doanh nghiệp thời điểm này không phải là vốn mà là nguồn nguyên liệu đầu vào. Như vậy, phải chăng thời điểm đưa ra gói tín dụng này cần cân nhắc kỹ lưỡng hơn? 

Một điểm cần lưu ý là khó khăn hiện tại rất khác năm 2008. Khó khăn năm 2008 khiến năm 2011 và 2012 phải gánh chịu hậu quả - thực chất không phải do khủng hoảng toàn cầu hay khu vực ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam - mà chính do tung ra gói kích cầu. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ với gói kích cầu khi đó dẫn đến hậu quả khó lường sau này (nhưng việc giãn nợ cho doanh nghiệp trong thời điểm này vẫn cần thiết).

Nhìn vào thực tế, “rổ hàng” trong chỉ số CPI bao gồm hàng hóa trong nước sản xuất và hàng hóa nhập khẩu, nên chỉ số giá CPI cũng phụ thuộc rất nhiều vào mức giá cả trên thế giới. Một điều không nên phủ nhận là trong những năm qua hàng hóa Trung Quốc đã góp phần không nhỏ trong việc bình ổn giá cả của Việt Nam.

Cuối cùng, khách quan nhìn nhận, nguyên nhân sâu xa của việc chỉ số giá tiêu dùng tăng cao là do hiệu quả đầu tư. Với cách điều hành của Chính phủ chông dịch bệnh khiến hầu hết người dân có suy nghĩ rất tích cực, hầu hết người dân đều nghĩ rằng mình không bị bỏ rơi, COVID-19 không phân biệt giầu nghèo, địa vị xã hội và Chính phủ cũng không khiến người dân không cảm thấy bị phân biệt trong cơn hoạn nạn.