Kinh tế - tài chính quốc tế tuần từ 17-22/7/2017
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI |
Nội dung |
Tăng trưởng - Lạm phát |
Tăng trưởng - Châu Á: Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2017 và 2018 đạt lần lượt 5,9% và 5,8%, cao hơn mức dự báo 5,7% (dự báo tháng 4/2017), do xuất khẩu cao hơn dự báo trong quý I/2017. Lạm phát cũng được điều chỉnh giảm từ 3% xuống 2,6% trong năm 2017 và từ 3,2% xuống 3% trong năm 2018 - dưới mức kiểm soát, do giá nhiên liệu và thực phẩm ổn định. Trong đó, khu vực Đông Nam Á đạt 4,8% và 5%; Ấn Độ đạt 7,4% và 7,6% nhờ tiêu trong nước dùng tăng mạnh. (Theo ADB ngày 19/7) - Trung Quốc: + Trong 6 tháng đầu năm 2017, GDP của Trung Quốc đạt 38.150 tỷ CNY (5.620 tỷ USD), tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2016. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý I và II đều đạt 6,9%, cao hơn mức dự báo 6,8% của Bloomberg. Trong đó, đầu tư phát triển bất động sản tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2016 nhưng thấp hơn mức tăng 8,8% của 5 tháng đầu năm 2017, cho thấy thị trường này đang dần hạ nhiệt, trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc tiếp tục triển khai các chính sách nhằm đẩy lùi “tình trạng bong bóng” trên thị trường bất động sản. (Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc - NBS ngày 17/7) + Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt 6,7% trong năm 2017 và 6,4% trong năm 2018, cao hơn mức dự báo 6,5% và 6,2% đưa ra trước đó, do xuất khẩu và tiêu dùng trong nước tăng mạnh. (Theo dự báo của ADB ngày 19/7) - Italy: Trong quý II/2017, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 0,4%, bằng mức tăng của quý I/2017, do ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển thuận lợi. Tăng trưởng GDP cả cả năm đạt khoảng 1,4%, cao hơn mức dự báo 0,9% đưa ra trước đó. (Theo Ngân hàng Trung ương Italy ngày 14/7) Lạm phát - Eurozone: Trong tháng 6/2017, CPI của Eurozone tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn so với mức tăng 1,4% của tháng 5/2017 và là mức lạm phát thấp nhất kể từ tháng 12/2016, do chi phí năng lượng và thực phẩm tăng chậm. CPI lõi (không bao gồm giá năng lượng, thực phẩm và thuốc lá) tăng 1,1%, cao hơn mức tăng 0,9% của tháng 5/2017. (Theo Văn phòng Thống kê châu Âu - Eurostat ngày 17/7) - Hoa Kỳ: Trong tháng 6/2017, CPI của Hoa Kỳ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức tăng 1,9% của tháng 5/2017 và mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). CPI lõi (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2016, bằng mức tăng của tháng 5/2017, nhưng giảm 0,6 điểm phần trăm so với tháng 01/2017. Lạm phát thấp trong những tháng vừa qua làm tăng mối quan ngại về khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2017. (Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ ngày 14/7) - Anh: Trong tháng 6/2017, CPI của Anh tăng 2,6%, thấp hơn mức tăng 2,9% của tháng 5/2017, đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 10/2016, chủ yếu do giá khí đốt giảm.Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát 2,6% vẫn cao hơn so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Anh - BoE. Các chuyên gia nhận định, với diễn biến trên, BoE sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến năm 2018 hoặc 2019. (Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh - ONS ngày 18/7) |
Chứng khoán |
- Chứng khoán Hoa Kỳ: Hầu hết các chỉ số thị trường chứng khoán trong tuần qua giảm điểm do báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp không như kỳ vọng và diễn biến mới tại bán đảo Triều Tiên.Tính chung cả tuần (17/7 - 21/7/2017), chỉ số Dow Jones; S&P 500 giảm lần lượt là 0,5%; 0,4%; Nasdaq Composite tăng 0,3% so với chốt phiên giao dịch cuối của tuần trước (14/7/2017).Trong ngày giao dịch 21/7/2017 so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Dow Jones giảm 0,11% xuống 20.896,61 điểm; + S&P 500 giảm 0,15% xuống 2.390,9 điểm; + Nasdaq Composite tăng 0,09% lên 6.121,23 điểm. - Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 2,1 điểm (1,32%) lên 159,52 điểm. Trong ngày giao dịch cuối tuần (21/7/2017) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 6,88 điểm (-0,21%) xuống 3.237,98 điểm. + Kospi (Hàn Quốc) tăng 8,22 điểm (0,34%) lên 2.450,06 điểm. + Hang Seng (Hong Kong) giảm 34,12 điểm (-0,13%) xuống 26.706,09 điểm. + S&P/ASX 200 (Australia) giảm 38,61 điểm (-0,67%) xuống 5.722,89 điểm. + Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 44,84 điểm (-0,22%) xuống 20.099,75 điểm. |
Dầu mỏ |
Tuần từ 17/7 - 21/7/2017, giá dầu WTI và Brent giảm tương ứng 1,74% và 1,77%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (21/7/2017), giá dầu kỳ hạn giao tháng 9/2017: - WTI trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1 USD xuống 44,75 USD/thùng. - Brent trên sàn ICE Futures Europe giảm 97 cent xuống 46,20 USD/thùng. |
Trong tuần từ ngày 10 - 14/7, lượng dầu thô dự trữ của Hoa Kỳ giảm 4,7 triệu thùng, giảm mạnh hơn so với mức 3,2 triệu thùng theo khảo sát của Reuters. Lượng dự trữ các chế phẩm chưng cất và xăng giảm lần lượt hơn 2 triệu thùng và trên 4 triệu thùng, so với mức tương ứng là tăng hơn 1 triệu thùng và giảm 0,7 triệu thùng theo khảo sát của Reuters.(Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ - EIA ngày 19/7) |
|
Châu Âu |
Anh - Trong tháng 6/2017, doanh số bán lẻ tại Anh tăng 0,6% so với tháng trước, sau khi giảm 1,1% trong tháng 5/2017 và cao hơn mức dự báo 0,4% của Reuters. Trong quý II/2017, doanh số bán lẻ tại Anh tăng 1,5%, sau khi giảm 1,4% trong quý I/2017, cho thấy nền kinh tế Anh có thể đã lấy lại được đà tăng trưởng sau khi giảm tốc trong những tháng đầu năm 2017. (Theo ONS ngày 20/7) - Trong 6 tháng đầu năm 2017, 35% số công ty tại Anh tham gia khảo sát dự báo hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên trong 12 tháng tới chiếm, thấp hơn mức 52% của cuộc khảo sát hồi tháng 02/2017 và là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011, cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong gần 6 năm qua, do những lo ngại liên quan đến Brexit, bất ổn chính trị trong nước và chi tiêu tiêu dùng sụt giảm. Trong khi đó, EY Item Club hạ dự báo tăng trưởng GDP của Anh năm 2017 từ 1,8% xuống 1,5%.(Theo Công ty tư vấn kinh tế IHS Markit ngày 17/7) Nga: Trong 5 tháng đầu năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Nga và Hoa Kỳ tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 8,7 tỷ USD. Trong đó, Ngan xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 3,9 tỷ USD;nhập khẩu từ Hoa Kỳ 4,8 tỷ USD. Trong năm 2016, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Nga và Hoa Kỳ đạt 19,9 tỷ USD, giảm so với mức 29,1 tỷ USD của năm 2014. (Theo báo cáo của Cục Hải quan Liên bang Nga ngày 17/7) Hy Lạp: Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF đã thông qua một chương trình cứu trợ “trên nguyên tắc” cho Hy Lạp trị giá 1,8 tỷ USD, không đi kèm các khoản giải ngân ngay lập tức. Theo đó, các khoản cứu trợ chỉ được giải ngân khi IMF nhận được sự bảo đảm đặc biệt và đáng tin cậy của các nước trong Eurozone về kế hoạch giảm nợ, cũng như chương trình kinh tế của Hy Lạp phải đi đúng hướng.(Theo TTXVN ngày 20/7) |
Hoa Kỳ |
Trong tháng 6/2017, ngân sách liên bang Hoa Kỳ thâm hụt khoảng 90 tỷ USD, so với mức thặng dư 6 tỷ USD của cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thu ngân sách tăng 3% lên 339 tỷ USD; chi ngân sách tăng 33% lên hơn 429 tỷ USD. Tính trong 9 tháng đầu của tài khóa 2017 (bắt đầu từ ngày 01/10/2016); ngân sách liên bang Hoa Kỳ thâm hụt 523,1 tỷ USD, cao hơn so với mức thâm hụt 399,2 tỷ USD cùng kỳ năm tài chính trước đó. (Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ ngày 13/7) |
Trong tháng 6/2017, chỉ số giá nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm 0,2%, sau khi giảm 0,1% trong tháng 5/2017, do giá các sản phẩm dầu mỏ giảm, cho thấy lạm phát của Hoa Kỳ có thể vẫn ở mức thấp trong thời gian tới. Tuy nhiên, áp lực về giá nhập khẩu có thể sẽ tăng lên do sự suy yếu của đồng USD, khi đồng USD giảm 6,1% giá trị so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Hoa Kỳ trong năm 2017. (Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ ngày 18/7) |
|
Thời báo Ngân hàng dẫn tin kết quả khảo sát của Reuters cho biết, FED sẽ công bố kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá hơn 4 nghìn tỷ USD vào tháng 9/2017 và tăng lãi suất trong quý IV/2017. Theo các nhà kinh tế, mặc dù thị trường lao động Hoa Kỳ vẫn mạnh với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,4%,song tăng trưởng tiền lương yếu và lạm phát thấp sẽ làm cho FED thận trọng hơn trong việc tăng lãi suất sớm. Các nhà kinh tế tham gia khảo sát dự báo, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng 2,7% trong quý II/2017 và khoảng 2,2 - 2,5% mỗi quý cho tới cuối năm 2018. (Theo Thời báo Ngân hàng ngày 18/7) |
|
Tính đến cuối tháng 5/2017, các chủ nợ nước ngoài chính nắm giữ tổng cộng khoảng 6.123,6 tỷ USD trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, cao hơn so với 6.073,7 tỷ USD của tháng 4/2017. Trong đó, Nhật Bản tiếp tục là nước nắm giữ nhiều trái phiếu Hoa Kỳ nhất với 1.110,3 tỷ USD, tăng 4,4 tỷ USD so với tháng 4/2017; Trung Quốc nắm giữ 1.102,2 tỷ USD, tăng 10 tỷ USD. (Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ ngày 18/7) |
|
Hạ viện Hoa Kỳ ngày 19/7 đã thông qua giải pháp ngân sách tài khóa 2018, theo đó sẽ có hơn 5.000 tỷ USD ngân sách bị cắt giảm trong thập niên tới, gắn với việc hủy bỏ một phần Luật Cải cách phố Wall Dodd - Frank được ban hành năm 2010 và 203 tỷ USD tiết kiệm từ các chương trình bắt buộc của Liên bang, bao gồm chương trình tem phiếu thực phẩm.(Theo TTXVN ngày 20/7) |
|
Trong tuần 10 - 15/7, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ giảm 15 nghìn đơn xuống 233 nghìn đơn - mức thấp nhất kể từ tháng 02/2017 và thấp hơn so với 245 nghìn đơn theo dự báo của Reuters, cho thấy thị trường việc làm tại Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh, tiếp tục củng cố đà tăng trưởng kinh tế. (Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ ngày 20/7) |
|
Trung Quốc |
Hãng Xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings quyết định duy trì đánh giá hạng A+ (mức cao thứ 5 trong bảng xếp hạng của hãng) dành cho Trung Quốc, với triển vọng ổn định, do dự báo tăng trưởng trong ngắn hạn của nền kinh tế Trung Quốc vẫn thuận lợi, cùng với các chính sách kinh tế hiệu quả. Tuy nhiên, theo Fitch Ratings, các khoản nợ trong khu vực phi tài chính đang ngày càng lớn, bên cạnh chất lượng tín dụng thấp của các ngân hàng trong hệ thống tài chính, vẫn là yếu tố rủi ro lớn nhất cho mức xếp hạng tín nhiệm của Trung Quốc.(Theo Hãng Xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings ngày 14/7) |
Trong 6 tháng đầu năm 2017, dòng vốn FDI vào Trung Quốc giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2016 xuống 441,5 tỷ CNY (65 tỷ USD), thấp hơn mức giảm 0,7% trong 5 tháng đầu năm, do lượng FDI của tháng 6/2017 tăng 2,3% lên 100 tỷ CNY. Đặc biệt, dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao tăng 11,1% lên 34,97 tỷ CNY; FDI đổ vào các dịch vụ công nghệ cao tăng 20,4% lên 64,72 tỷ CNY trong 6 tháng đầu năm. (Theo Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 17/7) |
|
Trong tháng 6/2017, Trung Quốc đã phát hành 3.700 tỷ CNY (547 tỷ USD) trái phiếu, trong đó giá trị trái phiếu phát hành trên thị trường liên ngân hàng đạt 3.500 tỷ CNY, cao hơn so với các mức tương ứng là 2.900 tỷ CNY và 2.700 tỷ CNY của tháng 5/2017. Tính đến cuối tháng 6/2017, lượng trái phiếu lưu hành trên thị trường Trung Quốc đạt 68.200 tỷ CNY. Thị trường trái phiếu Trung Quốc lớn thứ ba thế giới, đang tăng trưởng mạnh và mở rộng ra toàn cầu. Trong năm 2016, Trung Quốc phát hành 36.100 tỷ CNY trái phiếu các loại, tăng 54,2% so với năm 2015.(Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - PBoC ngày 18/7) |
|
Nhật Bản |
Trong tháng 6/2017, thặng dư thương mại của Nhật Bản đạt 440 tỷ JPY, thấp hơn so với mức thặng dư 686,47 tỷ JPY của cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016 lên 6.607,6 tỷ JPY, tháng tăng thứ 7 liên tiếp; kim ngạch nhập khẩu tăng 15,5% lên 6.167,6 tỷ JPY, mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua. (Theo Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 20/7) |
Hàn Quốc |
Trong tháng 6/2017, chỉ số giá sản xuất - PPI của Hàn Quốc đạt 101,79 điểm, giảm 0,4% so với tháng 5/2017, do giá dầu và nguyên liệu sụt giảm. So với cùng kỳ năm 2016, PPI tăng 2,8%, tháng tăng thứ 8 liên tiếp nhưng là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016, cho thấy lạm phát tại Hàn Quốc có dấu hiệu giảm trong thời gian tới. (Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ngày 19/7) |
Đàm phán - Ký kết |
Anh và Liên minh châu Âu - EU Anh và Liên minh châu Âu - EU bắt đầu vòng đàm phán mới về tiến trình Brexit. Các nhóm làm việc sẽ thảo luận chủ yếu về ba vấn đề là quyền của các công dân; việc EU yêu cầu Anh chi trả khoảng 60 tỷ EUR (70 tỷ USD) để đảm bảo các cam kết đối với ngân sách EU hiện hành; những khúc mắc liên quan đến thương mại ngay khi Brexit chính thức bắt đầu.(Theo TTXVN ngày 17/7) Hoa Kỳ và Trung Quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nhất trí hợp tác giảm thâm hụt thương mại trong vòng Đối thoại kinh tế toàn diện đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức (tháng 01/2017). Tuy nhiên hai bên đã không đạt được sự đột phá nào do bất đồng trong phần lớn các lĩnh vực quan trọng (trong đó có các yêu cầu của Hoa Kỳ về việc tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc, giảm lượng thép dừ thừa của Trung Quốc, giảm thuế ô tô, cắt giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt các quy định của Trung Quốc về khoanh vùng số liệu và mức sở hữu trần của doanh nghiệp nước ngoài). (Theo TTXVN ngày 19/7) Hoa Kỳ, Canada và Mexico Vòng đàm phán lại đầu tiên về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa 3 nước tham gia gồm Hoa Kỳ, Canada và Mexico sẽ diễn ra tại thủ đô Washington (Hoa Kỳ) từ ngày 16 - 20/8/2017, với mục tiêu là giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và đề cập các lĩnh vực mới trong đó có kinh tế số, lao động và quy định môi trường. (Theo đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer ngày 19/7) |
Chính sách |
Nhật Bản: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - BoJ quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức -0,1%, phù hợp với dự báo của thị trường; đồng thời giữ lãi suất mục tiêu trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm khoảng 0%. BoJ dự báo, kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng vừa phải, tuy nhiên hạ dự báo CPI năm tài chính 2017 (bắt đầu từ 01/4/2017) xuống còn 1,1% (từ mức dự báo 1,4% đưa ra trong tháng 4/2017). CPI đạt mục tiêu 2% vào năm tài chính 2019. (Theo BoJ ngày 20/7) Châu Âu: Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB quyết định giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ở các mức tương ứng là 0%, 0,25% và -0,4%, phù hợp với dự báo của thị trường. Hội đồng quản trị ECB cũng kỳ vọng các mức lãi suất chủ chốt này sẽ tiếp tục duy trì ở mức hiện tại trong một khoảng thời gian dài. Chương trình mua tài sản ròng, với tốc độ hiện tại là 60 tỷ EUR/tháng, sẽ được triển khai đến cuối tháng 12/2017, hoặc lâu hơn nếu cần thiết. (Theo ECB ngày 20/7) |
Nhận định chuyên gia |
Tập đoàn Ngân hàng Morgan Stanley, Hoa Kỳ (17/7) Các ngân hàng của Italy phải mất 10 năm mới có thể giảm được nợ xấu xuống bằng với mức trung bình của châu Âu. Việc thành lập một ngân hàng chuyên xử lý nợ xấu có thể giúp giải quyết vấn đề này. Cuộc suy thoái kinh tế ở Italy (kết thúc vào năm 2014) làm cho các ngân hàng nước này phải gánh 349 tỷ EUR nợ xấu, chiếm 1/3 tổng nợ xấu của châu Âu. Hãng Xếp hạng tín nhiệm Fitch (20/7) Trung Quốc có thể sẽ không đặt trọng tâm chính sách vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, mà chú trọng hơn vào việc thắt chặt các quy định tài chính khi nước này đang nỗ lực hạn chế tác động của các rủi ro tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ đề phòng khả năng động thái thắt chặt này có thể gây ra tình trạng thiếu hụt tiền mặt, làm cho việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ngân hàng khó thực hiện hơn. |