Kinh tế - tài chính quốc tế tuần từ 24-29/7/2017

Trung tâm thông tin và dịch vụ tài chính

KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI

Nội dung

Tăng trưởng - Lạm phát

Toàn cầu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,5% trong năm 2017 và 3,6% vào năm 2018, bằng mức dự báo tháng 4/2017.

 Eurozone: Kinh tế tăng trưởng 1,9% trong năm 2017 và 1,7% vào năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng tương ứng là 1,7% và 1,6% đưa ra trước đó.

 Hoa Kỳ: Kinh tế tăng trưởng 2,1% trong cả hai năm 2017 và 2018, thấp hơn mức tăng trưởng tương ứng là 2,3% và 2,5% đưa ra trước đó.

(Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF ngày 23/7)

 Anh:

- Tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ ở mức 1,7% trong năm 2017, thấp hơn mức tăng trưởng 2% đưa ra trước đó. (Theo dự báo của IMF ngày 23/7)

- Trong quý II/2017, kinh tế Anh tăng trưởng 0,3% so với quý trước, phù hợp với dự báo của thị trường và cao hơn mức tăng 0,2% của quý I/2017, do lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 0,5% (cao hơn mức tăng 0,1% của quý I/2017). So với cùng kỳ năm 2016, kinh tế quý II tăng trưởng 1,7%. (Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh ngày 26/7)

 Trung Quốc:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm 2017 sẽ đạt 6,7%, thấp hơn so với mức tăng 6,9% của 6 tháng đầu năm, do tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư vào thị trường bất động sản giảm.

Trong cả năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 6,8%. (Theo Trung tâm Thông tin Nhà nước của Trung Quốc - SIC ngày 25/7)

- Tăng trưởng kinh tế cả năm 2017 sẽ đạt 6,7%, sau đó giảm xuống 6,4% vào năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng dự báo trước đó tương ứng là 6,6% và 6,2%. (Theo dự báo của IMF ngày 23/7)

 Nga: Trong quý II/2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga đạt 2,7% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng trưởng 1,6% trong 6 tháng đầu năm 2017.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga đạt trên 2% trong cả năm 2017, với triển vọng tiền lương và thu nhập tăng mạnh, cho thấy nền kinh tế Nga đang dần phục hồi, sau khi suy thoái trong 3 năm 2014 - 2016 do giá dầu sụt giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây. (Theo Bộ Kinh tế phát triển Nga ngày 26/7)

 Hàn Quốc:

- Trong quý II/2017, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 2,7% so với cùng kỳ năm 2016, phù hợp với dự báo của thị trường, tuy nhiên thấp hơn mức tăng trưởng 2,9% của quý I/2017, do lĩnh vực xuất khẩu và dịch vụ tăng trưởng thấp hơn. (Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ngày 27/7)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2017 đạt 3%, cao hơn so với mức tăng 2,6% (dự báo đưa ra trước đó) và là mức cao nhất trong 3 năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang gia tăng các hoạt động xuất khẩu nhờ sự phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu.

Năm 2018, mặc dù đầu tư sẽ giảm nhưng nền kinh tế Hàn Quốc vẫn có thể tăng trưởng 3%, do thị trường việc làm, phúc lợi xã hội được mở rộng và thu nhập gia tăng sau khi khoản ngân sách bổ sung trị giá 11.000 tỷ KRW (9,87 tỷ USD) được thông qua và thực hiện.

Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc cho biết sẽ điều hành để tốc độ tăng chi tiêu tài khóa nhanh hơn tốc độ tăng của GDP trong 5 năm tới.(Theo dự báo của Chính phủ Hàn Quốc ngày 25/7)

 Nhật Bản:

- Trong tháng 6/2017, CPI của Nhật Bản tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2016, bằng mức tăng của tháng 4 và tháng 5/2017, với giá thực phẩm ổn định, trong khi chi phí vận chuyển và nhà ở giảm.

CPI lõi (không bao gồm thực phẩm tươi sống) tăng 0,4%, bằng mức tăng của tháng 5/2017 và là mức cao nhất kể từ tháng 02/2015, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. (Theo Văn phòng Thống kê Nhật Bản ngày 28/7)

- Kinh tế tăng trưởng 1,3% trong năm 2017, cao hơn mức tăng trưởng 1,2% đưa ra trước đó và giảm còn 0,6% vào năm 2018. (Theo dự báo của IMF ngày 23/7)

 Canada: Trong tháng 6/2017, CPI của Canada tăng 1% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức tăng 1,3% của tháng 5/2017 và là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2015, chủ yếu do giá xăng giảm 1,4%. (Theo Văn phòng Thống kê Canada ngày 21/7)

 Singapore: Trong tháng 6/2017, CPI của Singapore tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức tăng 1,4% của tháng 5/2017 và mức dự báo 0,7% của thị trường, do chi phí lương thực và thực phẩm tăng chậm, trong khi chi phí nhà ở giảm. (Theo Văn phòng Thống kê Singapore ngày 24/7)

 Australia: Trong quý II/2017, CPI của Australia tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn mức tăng 2,1% của quý I/2017 và 2,2% theo dự báo của thị trường, do chi phí nhà ở và vận chuyển giảm, dấu hiệu cho thấy áp lực về chi phí tại Australia đã giảm sau khi tăng mạnh trong những tháng đầu năm. (Theo Văn phòng Thống kê Australia ngày 26/7)

Chứng khoán

- Chứng khoán Hoa Kỳ: Chỉ số thị trường chứng khoán trong tuần qua tăng/giảm trái chiều.

Tính chung cả tuần (24/7 - 28/7/2017), chỉ số Dow Jones tăng 1,16%; S&P 500 và Nasdaq Composite giảm lần lượt là 0,02% và 0,2% so với chốt phiên giao dịch cuối của tuần trước (21/7/2017).

Trong ngày giao dịch ngày 14/7/2017 so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số:

+ Chỉ số Nasdaq giảm 7,51 điểm (-0,12%) xuống 6.374,68 điểm.

+ Chỉ số S&P 500 giảm 3,32 điểm (-0,13%) xuống 2.472,1 điểm.

+ Chỉ số Dow Jones tăng 33,76 điểm (0,15%) lên 21.830,31 điểm.

- Chứng khoán châu Á: Tính chung cả tuần, MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,25 điểm (0,15%). Trong ngày giao dịch cuối tuần (28/7/2017) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số:

+ Shanghai Composite (Trung Quốc) tăng 3,46 điểm (0,11%) lên 3.253,24 điểm.

+ Kospi (Hàn Quốc) giảm 42,25 điểm (-1,73%) xuống 2.400,99 điểm.

+ Hang Seng (Hong Kong) giảm 151,78 điểm (-0,56%) xuống 26.979,39 điểm.

+ S&P/ASX 200 (Australia) giảm 82,2 điểm (-1,42%) xuống 5.702,8 điểm.

+ Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 119,8 điểm (-0,6%) xuống 19.959,84 điểm.

Dầu mỏ

Tuần từ 24/7 - 28/7/2017, giá dầu WTI và Brent tăng tương ứng 8,61% và 9,28%. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (14/7/2017), giá dầu kỳ hạn giao tháng 9/2017:

- WTI trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 0,67 USD (1,35%) lên 48,91 USD/thùng.

- Brent trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,03 USD (1,96%) lên 52,52 USD/thùng.

Trong tuần (17 - 21/7), dự trữ dầu mỏ của Hoa Kỳ giảm 7,2 triệu thùng xuống còn 483,4 triệu thùng, cao hơn mức giảm 2,6 triệu thùng (dự báo trước đó).

Các nhà phân tích nhận định, số liệu này thúc đẩy kỳ vọng thị trường dầu mỏ đang tiến tới sự cân bằng sau thời gian dàidư thừa nguồn cung. (Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ - EIA ngày 26/7)

Châu Âu

Anh:

- Trong quý II/2017, sản lượng công nghiệp Anh tăng lên +31 điểm, cao hơn so với mức +22 điểm của quý I/2017 và là mức cao nhất kể từ tháng 01/1995, cho thấy lĩnh vực sản xuất (chiếm khoảng 1/10 sản lượng kinh tế Anh) có thể hỗ trợ nền kinh tế nước này tăng trưởng trong thời gian tới. (Theo Hiệp hội Công nghiệp Anh ngày 25/7)

- Chính phủ Anh đang đẩy mạnh hoạt động giám sát các dòng đầu tư đổ vào nước này từ Trung Quốc và các nước khác, do quan ngại những dòng đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Chính phủ Anh sẽ giám sát chặt và hạn chế đầu tư nước ngoài theo từng lĩnh vực như năng lượng hạt nhân dân sự, viễn thông, quốc phòng và năng lượng. (Theo TTXVN ngày 24/7)

- Trong 6 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính có trụ sở tại Anh đã thu hút được 564 triệu USD vốn đầu tư, chủ yếu từ nước ngoài, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm 2016 và đưa Anh trở thành nước đứng thứ ba toàn cầu về thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ tài chính, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. (Theo báo cáo của tổ chức toàn cầu Innovate Finance ngày 25/7)

Hy Lạp: Ngày 25/7, Hy Lạp lần đầu tiên quay lại các thị trường trái phiếu sau 3 năm, trong bối cảnh nước này đang tìm cách huy động các nguồn vốn với chi phí thấp, đánh dấubước ngoặt cho thấy Hy Lạp đang dần tự tách khỏi gói cứu trợ tài chính quốc tế dự kiến kéo dài sang năm 2018.

Cụ thể, trái phiếu chính phủ Hy Lạp thời hạn 5 năm được giao dịch với mức lãi suất là 4,875%, thấp hơn mức lãi suất 4,95% của đợt trái phiếu có thời hạn 5 năm phát hành vào năm 2014. (Theo Hãng thông tấn Hy Lạp - ANA ngày 25/7)

Hoa Kỳ

Trong tuần (17 - 22/7/2017), số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ tăng 10 nghìn đơn từ mức thấp nhất của 3 tháng gần đây lên 244 nghìn đơn, cao hơn 241 nghìn đơn (dự báo của Reuters), tuy nhiên vẫn đánh dấu tuần thứ 125 liên tiếp dưới ngưỡng 300 nghìn đơn - ngưỡng cho thấy thị trường lao động phát triển mạnh.

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường lao động phát triển mạnh là điều kiện hỗ trợ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - FED có thể cắt giảm 4,2 nghìn tỷ USD danh mục đầu tư trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp từ tháng 9/2017 và tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm vào tháng 12/2017. (Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ ngày 27/7)

Trung Quốc

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) cho biết sẽ tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ cẩn trọng và trung tính, đồng thời thực hiện chặt các quy định về tài chính để ngăn chặn những nguy cơ mang tính hệ thống.

Theo đó, PBoC sẽ duy trì tăng trưởng tín dụng vừa phải và ổn định tính thanh khoản, nhằm xây dựng một môi trường tiền tệ thích hợp cho cải cách cấu trúc cung cầu.

Các giao dịch trên thị trường tài chính sẽ được quản lý một cách chặt chẽ và hoạt động giám sát đối với các giao dịch tài chính trực tuyến sẽ được tăng cường. (Theo PBoC ngày 25/7)

Trong 6 tháng đầu năm 2017, các công ty công nghiệp lớn của Trung Quốc có mức tăng trưởng lợi nhuận đạt 22% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn mức tăng 8,5% của cả năm 2016, góp phần củng cố đà tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế Trung Quốc. (Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 27/7)

Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc - CSRC cho biết sẽ mở rộng khả năng tiếp cận các thị trường vốn đối với tất cả các nhà đầu tư, đồng thời khuyến khích hơn nữa sự tham gia dài hạn của các nhà đầu tư và tổ chức đầu tư vào lĩnh vực tài chính.

CSRC cũng sẽ duy trì việc “bình thường hóa” hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), cải thiện cơ chế loại các cổ phiếu ra khỏithị trường chứng khoán và dần mở cửa các thị trường vốn của Trung Quốc.(Theo CSRC ngày 26/7)

Hãng Xếp hạng tín dụng Moody’s quyết định nâng mức đánh giá hệ thống ngân hàng của Trung Quốc từ “tiêu cực” lên “ổn định” lần đầu tiên kể từ năm 2015, do những nỗ lực bình ổn và xử lý nợ xấu của Chính phủ Trung Quốc với nhiều biện pháp được áp dụng, trong đó có việc hoán đổi nợ lấy cổ phần và mạnh tay xử lý các ngân hàng ngầm.

Tuy nhiên, theo Moody’s, các ngân hàng Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng về tài sản do tình trạng nợ doanh nghiệp cao, số khoản nợ không được thanh toán đúng hạn nhiều vì chi phí huy động vốn tăng và Chính phủ thắt chặt các biện pháp quản lý.(Theo Moody’s ngày 27/7)

Nhật Bản

Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng nhất trong gần 25 năm qua.

Năng suất làm việc tại Nhật Bản thấp hơn so với các quốc gia phát triển hàng đầu khác nên nước này cần đẩy mạnh các biện pháp cải cách lao động như cắt giảm thời gian làm việc, xóa bỏ phân biệt lao động dài hạn và thời vụ, đồng thời tích cực ứng dụng các công nghệ tiên tiến. (Theo Báo cáo kinh tế và tài chính tài khóa 2017 của Chính phủ Nhật Bản ngày 21/7)

Trong tháng 6/2017, chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2016 - lần tăng đầu tiên trong 16 tháng qua và là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2015, cao hơn mức tăng 0,6% (dự báo của Reuters), trong bối cảnh tiền lương và việc làm được cải thiện, nhờ đó củng cố sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Nhật Bản. (Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 28/7)

Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc và đảng Dân chủ cầm quyền đã nhóm họp và thống nhất thay đổi chiến lượctăng trưởng kinh tế,từ tăng trưởng cao, lấy xuất khẩu làm động lực sang tăng trưởng ổn định và dựa vào thu nhập.

Đồng thời, Chính phủ sẽ thúc đẩy kế hoạch tăng thuế đối với những người có thu nhập cao (từ 500 triệu KRW/năm, tương đương khoảng 450 nghìn USD/năm, trở lên) và các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn (có lợi nhuận hoạt động từ 200 tỷ KRW/năm, tương đương khoảng 180 triệu USD, trở lên), một phần trong nỗ lực cung cấp tài chính cho mạng lưới phúc lợi mở rộng và an sinh xã hội trong bối cảnh dân số Hàn Quốc đang già hóa nhanh. (Theo TTXVN ngày 24/7)

 

Chính sách

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết sẽ triển khai Công cụ điều phối chính sách phi tài chính - PCI nhằm hỗ trợ chính phủ các nước gặp khó khăn về tài chính .

Công cụ này không đặt ra tiêu chí về các điều kiện bắt buộc đối với các nước cần hỗ trợ mà chỉ tập trung vào gói chính sách của Chính phủ, khi các nước này không có nợ quá hạn đối với các khoản thanh toán cho IMF.

PCI có chức năng như một con dấu phê duyệt chương trình cải cách của Chính phủ một nước, giúp nước này có cơ hội tiếp cận các hình thức tài trợ khác từ cácngân hàngvà thị trường trái phiếu.

Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ dựa vào PCI sẽ phải đáp ứng điều kiện tương tự như đối với khoản vay tiêu chuẩn của IMF. (Theo IMF ngày 26/7)

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 1 - 1,25%, đồng thời cho biết vẫn đang tiếp tục theo dõi sát tình hình lạm phát, do tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ đang ở dưới mức mục tiêu 2%.

Bên cạnh đó, FED cũng xác nhận kế hoạch giảm khối lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và các loại chứng khoán được đảm bảo bằng nợ bất động sản.

Theo đó, FED dự định sẽ tăng dần lượng trái phiếu bán ra mỗi tháng nhằm đảm bảo thị trường có thời gian điều chỉnh và thích nghi. (Theo FED ngày 26/7)