Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 11-16/6/2018
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Tăng trưởng |
Kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng tích cực hơn so với năm 2017, đặc biệt việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu vào các ngành xuất khẩu và điện tử; dự trữ ngoại hối được tăng cường; nợ nước ngoài được kiểm soát chặt chẽ… Tăng trưởng GDP được dự báo đạt 6,7% trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao nên có nguy cơ chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài, như: Các cuộc chiến thương mại, giá dầu tăng cao, những bất ổn về địa chính trị… Ngoài ra, chính sách tiền tệ thắt chặt của các ngân hàng trung ương cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. (Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings ngày 08/6) |
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua đã được củng cố và song hành với ổn định kinh tế vĩ mô. Nguồn tăng trưởng chủ yếu dựa vào: Nhu cầu hàng hóa của thế giới tăng; đầu tư tư nhân và FDI đang khôi phục; sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ, chế tạo, chế biến. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức từ tiến độ tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng còn chậm; chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang trỗi dậy; căng thẳng địa - chính trị và quá trình thắt chặt tiền tệ diễn ra sớm hơn dự kiến có thể dẫn đến sự xáo trộn trên thị trường tài chính. (Theo ấn phẩm “Điểm lại - Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam” ngày 14/6) |
|
Doanh nghiệp |
Trong 5 tháng đầu năm 2018, cơ quan thuế đã thực hiện hơn 17.700 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt gần 20% kế hoạch năm 2018. Tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra trên 4.100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế đã kiểm tra được hơn 164.600 hồ sơ tại trụ sở; xử lý điều chỉnh thu vào ngân sách khoảng 72 tỷ đồng; giảm khấu trừ 27 tỷ đồng; giảm lỗ khoảng 17 tỷ đồng. Đến ngày 21/5/2018, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra 75 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết, qua đó truy thu, truy hoàn và phạt hơn 323 tỷ đồng. Riêng thanh tra, kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng, đến ngày 21/5/2018, có hơn 1.800 quyết định hoàn thuế của 63 cục thuế đã được thanh tra, kiểm tra, tương ứng với số tiền hoàn trên 11.000 tỷ đồng. (Theo Tổng cục Thuế ngày 13/6) |
Sản xuất công nghiệp |
Trong tháng 5/2018, ngành thép sản xuất 2.083.816 tấn, tăng 4% so với tháng 4 và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng bán hàng đạt 2.108.626 tấn, tăng 14% so với tháng 4 và tăng 45% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu thép đạt 387.477 tấn, giảm 5% so với tháng 4, nhưng tăng khoảng 31% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp sản xuất được 9.678.653 tấn, tăng 24%. Lượng thép bán ra đạt 6.698.893 tấn, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu đạt 1.568.826 tấn, tăng 47,7%. (Theo Hiệp hội thép Việt Nam - VSA ngày 14/6) |
Tổng cầu |
|
Ngân sách nhà nước |
Ngày 12/6, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. - Tổng số thu cân đối ngân sác nhà nước là 1.407.572 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2015, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật ngân sác nhà nước năm 2002. - Tổng số chi cân đối ngân sác nhà nước là 1.574.448 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2016 sang năm 2017. Bội chi ngân sác nhà nước là 248.728 tỷ đồng, bằng 5,52% GDP. Nguồn bù đắp bội chi ngân sác nhà nước gồm: Vay trong nước 197.165 tỷ đồng và vay ngoài nước 51.563 tỷ đồng. (Theo TTXVN ngày 12/6) |
Trong 5 tháng đầu năm 2018: - Tổng thu ngân sách đạt 549.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, thu nội địa đạt gần 443.000 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2017. Nếu không kể một số khoản đặc thù (thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết…), số thu nội địa ước đạt trên 342.000 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2017. Thu từ dầu thô đạt 23.700 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017 và bằng 66% dự toán. Thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu đạt 119.000 tỷ đồng, tăng 0,4% và bằng 42% dự toán. - Chi ngân sách là 526.600 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó chi thường xuyên là 379.000 tỷ đồng. (Theo Bộ Tài chính ngày 08/6) |
|
Tính đến ngày 31/5, nhóm nợ thuế không có khả năng thu hồi tăng 1.858 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Tổng nợ của nhóm này là 32.732 tỷ đồng, tăng 1.247 tỷ đồng (+7,7%) so với thời điểm ngày 30/4/2018. Những khoản nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày đạt 50.808 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,8% tổng số tiền thuế nợ. Trong đó, các khoản nợ thuế, phí là 23.814 tỷ đồng, còn lại là nợ liên quan về đất, phạt vi phạm hành chính và chậm nộp thuế. Như vậy, tính đến ngày 31/5, tổng nợ thuế là 83.540 tỷ đồng, tăng 663 tỷ đồng (+0,8%) so với thời điểm ngày 30/4/2018. (Theo Tổng cục Thuế ngày 12/6) |
|
Xuất - nhập khẩu |
Trong 5 tháng đầu năm 2018, tổng trị giá hàng hóa xuất - nhập khẩu của cả nước đạt 185,99 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng 22,69 tỷ USD) so với năm 2017. Trong đó, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của cả nước đạt 94,33 tỷ USD, tăng 17,4% và tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu đạt 91,66 tỷ USD, tăng 10,5%. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng thặng dự 2,67 tỷ USD. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 11/6) |
Trong năm 2017, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và nhóm G7 chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường các thành viên G7 (Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada) đạt 78,98 tỷ USD, tăng 8,4% (tăng 6,13 tỷ USD) so với năm 2016, chiếm 36,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước thành viên G7 là 34,03 tỷ USD, tăng 12,3% và chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, thặng dư thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và G7 là 44,95 tỷ USD. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 08/6) |
|
Trong tháng 5/2018, xuất khẩu cao su đạt 93 nghìn tấn, trị giá 133 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm đạt 424 nghìn tấn, tương đương 620 triệu USD, tăng 17,4% về khối lượng nhưng giảm 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia là ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 58,1%, 7,5% và 4,6%. (Theo Hiệp hội cao su Việt Nam - VRA ngày 14/6) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Giá vàng |
Trong tuần qua, giá vàng có 3 ngày tăng giá và 3 ngày giảm giá. Trong phiên giao dịch ngày 16/6 so với ngày 15/6, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,72 - 36,82 triệu đồng/lượng, giảm 50 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 30 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. - Doji: 36,72 - 36,82 triệu đồng/lượng, giảm 110 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 37 đồng so với tuần trước với 5 ngày tăng và 1 ngày không thay đổi. Trong phiên giao dịch ngày 16/6, tỷ giá trung tâm là 22.595 VND/USD không thay đổi so ngày 15/6; tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại tăng như sau: - Vietcombank: 22.785 - 22.855 VND/USD, tăng 10 đồng. - BIDV: 22.780 - 22.850 VND/USD, tăng 5 đồng. - Viettinbank: 22.780 - 22.850 VND/USD, tăng 3 đồng. |
Lãi suất,tín dụng
|
Trong tuần từ ngày 04 - 08/6/2018, lãi suất liên ngân hàng trung bình có xu hướng giảm nhẹ đối với các loại kỳ hạn qua đêm và 2 tuần với biên độ giảm 0,02 - 0,03%. Cụ thể, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm giảm 0,02% xuống 1,66%/năm, lãi suất trung bình kỳ hạn 2 tuần giảm 0,03% xuống 1,84%/năm. Lãi suất trung bình kỳ hạn 1 tuần tăng 0,08%, đạt 1,77%/năm. (Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt - BVSC ngày 12/6) |
Mặt bằng lãi suất trong những tháng đầu năm 2018 được giữ ổn định, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục giảm, trong đó các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm khoảng 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt. Lãi suất cho vay hiện nay phổ biến khoảng 6 - 9%/năm đối với ngắn hạn, trung - dài hạn khoảng 9 - 11%/năm. Tính đến hết tháng 5/2018, dư nợ tín dụng tăng 6,16% so với cuối năm 2017. Tính đến cuối tháng 3/2018, tổng nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng chiếm 2,18% tổng dư nợ. Lũy kế đến cuối tháng 3/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 100,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu. (Theo Ngân hàng Nhà nước ngày 11/6) |
|
Tính đến cuối tháng 5/2018, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 6,2% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 4,3%). Trong đó, huy động VND tăng 7,4%, huy động ngoại tệ giảm 3,1%. Vốn huy động VND chiếm 91,3% trong cơ cấu huy động theo loại tiền của hệ thống tổ chức tín dụng (cuối năm 2017 là 90,3%). (Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia ngày 07/6) |
|
Kiều hối |
Trong 5 tháng đầu năm 2018, lượng kiều hối về thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với quý I/2018 (1,1 tỷ USD). Số kiều hối này chủ yếu chảy vào sản xuất - kinh doanh thay vì để đầu tư bất động sản, chứng khoán và gửi tiết kiệm như trước. Những năm gần đây, kiều hối chuyển về thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân 8 - 10%/năm. (Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/6) |
Thị trường tài sản |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 11/6 - 15/6/2018, thị trường chứng khoán tăng/giảm trái chiều.Tính chung cả tuần: - VN-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt phiên giao dịch ngày 08/6 VN-Index tăng 0,79 điểm (0,08%) lên 1.016,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 169,12 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch đạt 5.453,17 tỷ đồng/ngày. - HNX-Index có 2 ngày tăng điểm và 3 ngày giảm điểm. Chốt tuần, HNX-Index tăng 0,99 điểm (0,86%) lên 115,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 41,67 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch đạt 678,94 tỷ đồng/ngày. - Upcom-Index có 2 ngày tăng điểm và 3 ngày giảm điểm. Chốt tuần, Upcom-Index giảm 0,03 điểm (-0,06%) xuống 53,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 10,72 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 279,32 tỷ đồng/ngày. |
Trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 72 triệu đơn vị, trị giá 1.700 tỷ đồng. - HOSE: Khối ngoại thực hiện 4 ngày bán ròng và 1 ngày mua ròng, tổng cộng bán ròng 63 triệu đơn vị, trị giá 1.573 tỷ đồng (tuần trước bán ròng 10,65 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 130,15 tỷ đồng). - HNX: Khối ngoại thực hiện 1 ngày mua ròng và 4 ngày bán ròng, tổng cộng bán ròng 7 triệu đơn vị, trị giá 124 tỷ đồng (tuần trước bán ròng 2,8 triệu đơn vị, trị giá 96 tỷ đồng). - UPCoM: Khối ngoại thực hiện 3 ngày mua ròng và 2 ngày bán ròng, tổng cộng bán ròng 2 triệu đơn vị, trị giá 3 tỷ đồng (tuần trước bán ròng 1,1 triệu đơn vị, trị giá 22,64 tỷ đồng). |
|
Trái phiếu |
Trong 5 tháng đầu năm 2018, Chính phủ vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) khoảng 56.026 tỷ đồng, bằng 20,3% kế hoạch, do nhu cầu sử dụng vốn TPCP của ngân sách nhà nước và tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa cao. Mặt bằng lãi suất TPCP tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong tháng 5/2018, chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 10 và 15 năm. Do đó, thời gian tới cần phải có biện pháp đẩy mạnh trong giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn TPCP, để tăng nhu cầu phát hành TPCP trong các tháng tới, giảm dần sức ép huy động vốn các tháng cuối năm nhằm tránh rủi ro phát hành trái phiếu lãi suất cao hơn. (Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính ngày 12/6) |
Trong tuần từ ngày 04 - 08/6/2018, tổng giá trị giao dịch outright đạt 27.759 tỷ đồng, tăng 50,22% so với tuần trước đó. Trong đó, tỷ trọng loại trái phiếu với kỳ hạn còn lại từ 5 - 10 năm chiếm 37,9% tổng giá trị giao dịch, tương đương 10.533,19 tỷ đồng; tỷ trọng loại trái phiếu có kỳ hạn còn lại dưới 1 năm chiếm 15%; kỳ hạn còn lại 1 - 3 năm chiếm 22,7%; kỳ hạn còn lại 3 - 5 năm chiếm 12,5% và kỳ hạn còn lại 10 - 30 năm chiếm 11,9% tổng giá trị giao dịch. Tổng giá trị giao dịch repos tuần qua giảm 15,43% so với tuần trước đó về mức 17.628 tỷ đồng. (Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt - BVSC ngày 12/6) |
|
Ngày 13/6, Kho bạc Nhà nước thực hiện gọi thầu 6.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, kỳ hạn 5 năm (500 tỷ đồng), 7 năm (500 tỷ đồng), 10 năm (2.000 tỷ đồng), 15 năm (2.000 tỷ đồng), 20 năm (500 tỷ đồng) và 30 năm (500 tỷ đồng). - Kỳ hạn 10 năm: Huy động được 1.500 tỷ đồng, với lãi suất trúng thầu 4,32%/năm, tăng 0,02%/năm so với phiên trước đó (ngày 06/6). Phiên thầu phụ huy động thành công 600 tỷ đồng với mức lãi suất trên. - Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 1.000 tỷ đồng và phiên thầu phụ huy động được 600 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 4,65%/năm, tăng 0,02%/năm so với phiên trước đó (ngày 06/6). - Kỳ hạn 20 năm: Huy động thành công 500 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 5,18%/năm, tăng 0,02%/năm so với phiên trước đó (ngày 6/6). - Kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 30 năm: Không trúng thầu Từ đầu năm đến ngày 13/6, Kho bạc Nhà nước huy động được 65.881 tỷ đồng thông qua kênh đấu thầu. (Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 13/6) |
|
Tín phiếu |
Trong tuần từ ngày 04 - 08/6/2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành 9.000 tỷ đồng tín phiếu mới loại 28 ngày, trong khi đó lượng vốn đáo hạn qua kênh này đạt 45.740 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã bơm ròng 36.740 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Diễn biến bơm ròng tuần thứ 3 liên tiếp cho thấy thanh khoản toàn hệ thống có xu hướng giảm. (Theo BVSC ngày 12/6) |
Bất động sản |
Trong 5 tháng đầu năm 2018, có 29 dự án trên địa bàn thành phố đủ điều kiện huy động vốn đưa ra thị trường, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2017 (32 dự án). Tổng số căn nhà đưa ra thị trường là 9.174 căn (gồm có 8.690 căn hộ chung cư và 484 căn nhà thấp tầng), giảm 44,5% so với cùng kỳ. Trong đó, số lượng căn hộ cao cấp là 3.828 căn, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2017 (5.164 căn). Tuy nhiên, về cơ cấu, căn hộ cao cấp lại chiếm tỷ lệ 41,8%, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 (chỉ chiếm 31,3%). Ngược lại, nguồn cung phân khúc căn hộ trung cấp giảm mạnh khi chỉ có 3.465 căn được chào bán, giảm 32,6% so với cùng kỳ năm 2017 (5.136 căn). Nguồn cung căn hộ bình dân chỉ có 1.881 căn, giảm mạnh 69,7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ căn hộ bình dân chỉ chiếm 20,5% tổng nguồn cung, giảm gần 50%. Dự báo thị trường bất động sản các tháng cuối năm 2018 tiếp tục tăng trưởng ổn định và không xảy ra “bong bóng”. Thị trường căn hộ 1 - 2 phòng ngủ với giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc chính và có tính thanh khoản cao nhất. (Theo Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh - HoREA ngày 15/6) |
Nhận định chuyên gia |
Ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB)(14/6): Việc FED quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên 1,75 - 2%/năm có thể mang lại điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam do động thái này được kỳ vọng làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng tốt, dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi cầu bên ngoài tăng. Ngoài ra, việc FED “làm sạch” bảng cân đối trái phiếu bằng cách để cho các trái phiếu tự hết hạn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam do danh mục trái phiếu quốc tế của Việt Nam không lớn. |
Chính sách |
Thông tư số 28/TT-BTC: Ngày 28/3/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 28/2018/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công, theo đó, chi hỗ trợ đối với nhiều hoạt động khuyến công quốc gia được tăng lên mức tối đa. Cụ thể:: - Mức chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới tăng từ 500 triệu đồng/mô hình lên 1.000 triệu đồng/mô hình; - Mức chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 200 triệu đồng/cơ sở lên 300 triệu đồng/cơ sở; Trường hợp chi hỗ trợ dây chuyền công nghệ thì mức hỗ trợ tối đa không quá 450 triệu đồng/cơ sở; - Mức chi tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực tăng từ 100 triệu đồng/lần lên 200 triệu đồng/lần, đối với cấp quốc gia tăng từ 200 triệu đồng/lần lên 400 triệu đồng/lần; - Mức chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp tăng từ 3.000 triệu đồng/cụm công nghiệp lên 6.000 triệu đồng/cụm công nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 11/5/2018. Thông tư số 38/TT-BTC: Ngày 20/4/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan, thuế và quản lý thuế với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Nhiều quy định về thuế trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi, bổ sung như quy định về thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp để phù hợp với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Cụ thể:: - Bỏ quy định tại Khoản 1, Điều 39, Thông tư 38 về việc xác định người phải nộp các loại thuế trên do đã quy định cụ thể tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Tại phần phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm: Sửa chỉ tiêu trị giá tính thuế cho phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 37, Thông tư 38; - Bổ sung phương pháp tính thuế đối với trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối phù hợp với quy định tại Điều 6, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; - Bỏ thời hạn nộp thuế do đã quy định tại Điều 9, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngoài ra, đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế tự vệ/chống bán phá giá/chống trợ cấp thì trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, trị giá tính thuế giá trị gia tăng phải cộng thêm thuế tự vệ/chống bán phá giá/chống trợ cấp do Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã quy định 3 loại thuế nêu trên là thuế nhập khẩu bổ sung. Thông tư có hiệu lực từ ngày 05/6/2018. Thông tư số 54/TT-BTC: Ngày 08/6/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 54/2018/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2019 - 2021. Theo đó, việc lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2019 (tăng lương cơ sở theo Nghị quyết số 27-NQ/TW) được thực hiện như sau: - Các bộ, cơ quan trung ương: + Tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm (trừ các khoản lương, phụ cấp, khoản có tính chất lương và các khoản chi theo chế độ) gắn với chủ động sắp xếp các nhiệm vụ chi thường xuyên; + Tiết kiệm một phần nguồn thu được để lại theo chế độ quy định; + Tiết kiệm từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư. - Các địa phương: + Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản lương, phụ cấp, khoản có tính chất lương và các khoản chi theo chế độ); + Tiết kiệm 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết); + Tiết kiệm một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các đơn vị; + Tiết kiệm từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư. Thông tư có hiệu lực từ ngày 23/7/2018. |