Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 14-19/11/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Tăng trưởng |
Kinh tế Việt Nam năm 2016 được dự báo tăng trưởng 6,2% và tăng lên 6,5% trong năm 2017, đạt trung bình 6,7% trong giai đoạn 2017-2021, đồng thời sẽ không chịu những tác động quá lớn nếu chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump không thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong bối cảnh quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc được dự báo sẽ xấu đi, Việt Nam có thể trở thành địa điểm thay thế khi các nhà sản xuất và đầu tư rút khỏi Trung Quốc. (Theo Conference Board ngày 16/11) |
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam cần hơn 25 nghìn tỷ đồng để khắc phục những thiệt hại do El Nino gây ra. Trong đó năm 2016 sẽ cần khoảng 3.734 tỷ đồng để hỗ trợ giống khôi phục sản xuất, cung cấp thiết bị lọc nước, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt và nâng cấp công trình phòng chống hạn, mặn. (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15/11) |
|
Sản xuất |
Tính đến hết tháng 10/2016, lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp đạt gần 1,2 triệu tấn, trong đó có khoảng hơn 443 nghìn tấn của Tổng Công ty Lương thực miền Nam. 10 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,2 triệu tấn, trị giá 1,9 tỷ USD, giảm 21% về số lượng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trước đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA đã giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo từ 6,5 triệu tấn xuống 5,65 triệu tấn, là mức giảm thấp nhất trong lịch sử. (Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA ngày 14/11) |
Việt Nam sẽ thiếu khoảng 15 triệu tấn thép thô vào năm 2020 và trên 20 triệu tấn vào năm 2025, tăng áp lực nhập siêu lên ngành thép. Tuy nhiên, Việt Nam có thể hạn chế nhập siêu thép khoảng 3-4 tỷ USD/năm nếu xây dựng được các khu luyện thép liên hợp có công suất 7-10 triệu tấn/năm, dựa trên các lợi thế cạnh tranh như: Trữ lượng quặng sắt lớn (khoảng 1,3 tỷ tấn); nguồn tài nguyên rất phong phú như đá vôi, đô lô mít, quặng kim loại màu để sản xuất ferro (crôm, ni-ken, măng-gan...) là các kim loại phụ trợ cần thiết cho quá trình luyện thép; cảng nước sâu; giá nhân công rẻ… (Theo Bộ Công Thương ngày 15/11) |
|
Quỹ bình ổn |
Tính đến hết quý III/2016, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) còn dư 2.175,134 tỷ đồng, tăng gần 680 tỷ đồng so với thời điểm hết quý II. Trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là 1.720 tỷ đồng; Tổng công ty Xăng dầu Quân đội hơn 276 tỷ đồng và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh hơn 205 tỷ đồng. Số dư quỹ âm lớn nhất thuộc về Công ty TNHH Hải Linh với hơn 49 tỷ đồng; Công ty Cổ phần hóa dầu Quân đội hơn 34 tỷ đồng. (Theo Liên Bộ Tài chính - Công Thương, ngày 14/11) |
Doanh nghiệp |
Tính đến hết tháng 10/2016, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi đạt bình quân khoảng 7-10%, cách xa mục tiêu 40% đưa ra vào năm 2005, 60% vào năm 2010, do Việt Nam là nước đi sau trong khu vực nếu so với các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia; các hạn chế của ngành công nghiệp hỗ trợ; trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện Công ty ô tô Trường Hải đạt tỷ lệ nội địa hóa 15 - 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Inova. (Theo Bộ Công Thương ngày 14/11) |
Trong quý IV/2016, Petrolimex sẽ hoàn thiện thủ tục và hồ sơ để chuẩn bị niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, Petrolimex cũng tiến hành thoái vốn tại Công ty Hạ tầng xăng dầu, xây dựng đề án thành lập Tổng công ty Dịch vụ xăng dầu Petrolimex và Tổng công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex. Sau 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu thuần của Petrolimex đạt 88.059 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2015, do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân 9 tháng đầu năm 2016 giảm. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrolimex đạt 4.064 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2015 và vượt 2% kế hoạch. (Theo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex, ngày 15/11) |
|
Tính đến đầu tháng 11/2016, sau khi 25 công ty đa cấp bị thu hồi giấy phép hoặc ngừng hoạt động, số doanh nghiệp hoạt động đa cấp còn lại hiện nay chỉ là 42 so với 67 công ty năm 2015. Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp đạt khoảng 4 nghìn tỷ đồng với khoảng 500 nghìn người tham gia , giảm 57% so với cùng kỳ năm 2015 (hơn 1,16 triệu người); số thuế các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã nộp ngân sách nhà nước đạt 452 tỷ đồng. (Theo Bộ Công Thương ngày 13/11) |
|
Công ty phần mềm FPT (FPT Software) đã trở thành doanh nghiệp phần mềm đầu tiên của Việt Nam chạm mốc doanh thu 200 triệu USD (tính đến tháng 11/2016), trong đó khách hàng Nhật Bản chiếm 50% thị phần của công ty, tiếp đến là các thị trường Hoa Kỳ và châu Âu… (Theo FPT Software ngày 17/11) |
|
Tổng cầu |
|
Đầu tư |
Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016 tăng khoảng 8,03%, là mức tăng cao nhất trong 6 năm qua; chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 tăng khoảng 3,01-3,07%; thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 173.846 tỷ đồng, bằng 102,6% dự toán Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội giao, tăng 16,2%; chi ngân sách địa phương ước thực hiện 74,514 tỷ đồng, bằng 101% dự toán năm; chỉ số PCI xếp thứ 24/63, tăng 2 bậc so với năm 2015 và là mức xếp hạng cao nhất của Hà Nội từ khi chỉ số PCI được công bố. Bên cạnh đó, trong 10 tháng năm 2016, Hà Nội đã thu hút 445 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 2,8 tỷ USD (tương đương 58,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2015), vượt kế hoạch cả năm 2016 là 1,5-2 tỷ USD; vốn thực hiện đạt 1,2 tỷ USD; thu hút và triển khai 98 dự án ODA với số vốn tài trợ và cam kết khoảng 4,8 tỷ USD. (Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 15/11) |
Xuất nhập khẩu |
Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong 10 nước ASEAN. Tính từ tháng 8/2015 - 8/2016, kim ngạch thương mại song phương đạt 5,3 tỷ CAD (tương đương 3,9 tỷ USD). Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu nông sản thực phẩm và hải sản của Canada vào Việt Nam đạt 357 triệu CAD (khoảng 264 triệu USD) năm 2015, tăng gần 50% so với năm 2014. (Theo bà Ping Kitnikone, Đại sứ Canada tại Việt Nam, ngày 14/11) |
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ trong 10 tháng đầu năm 2016 đạt 1,56 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó giầy dép các loại đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, đạt 660,06 triệu USD, chiếm 42,1% tổng kim ngạch, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2015; đứng thứ hai là dệt may, đạt 166,56 triệu USD, tăng 13,3%, chiếm 10,6% tổng kim ngạch; đứng thứ ba là cà phê với 104,40 triệu USD, tăng 0,2%, chiếm 12,8% tổng kim ngạch. (Theo Bộ Công Thương, ngày 17/11) |
|
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dự kiến trong quý I/2017 sẽ nhập khoảng 2,2 triệu m3 tấn xăng dầu, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2016.Trong đó tháng 12/2016, Petrolimex sẽ nhập 750.000 m3 tấn xăng dầu, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015; tháng 01/2017 sẽ nhập 750.000 m3 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ 2015 và tháng 02/2017 sẽ nhập khoảng 700.000 m3 tấn, tăng 8% so với cùng kỳ 2015. (Theo Petrolimex, ngày 16/11) |
|
Khối lượng xuất khẩu điều 10 tháng năm 2016 đạt 291.000 tấn với giá trị 2,33 tỷ USD, tăng 5,8% về khối lượng và 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015. Ước tính, cả năm 2016 sẽ xuất khẩu khoảng 300 nghìn tấn hạt điều chế biến, với tổng giá trị khoảng 2,7 tỷ USD. (Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, ngày 16/11) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Lãi suất |
Trong tuần từ 14-18/11/2016, tỷ giá có xu hướng tăng (đến chiều ngày 17/11, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng khoảng 22.450 VND/USD, phù hợp với xu hướng tăng tỷ giá trung tâm do NHNN công bố). Trên thị trường, cầu ngoại tệ không có yếu tố đột biến, thanh khoản tốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của các tổ chức và cá nhân được các tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời và đầy đủ. (Theo Ngân hàng Nhà nước - NHNN ngày 17/11) |
Giá vàng |
Trong tuần qua, với 2 ngày tăng và 4 ngày giảm, giá vàng SJC đã giảm tổng cộng 250 - 340 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/11), giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: Tại thành phố Hồ Chí Minh là 35,63-35,83 triệu đồng/lượng; tại Hà Nội là 35,63-35,85 triệu đồng/lượng, tăng 30 nghìn đồng ở cả hai chiều so với sáng ngày 18/11. - Bảo Tín Minh Châu: 35,69-35,8 triệu đồng/lượng, tăng 70 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với sáng ngày 18/11. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm đã tăng 45 đồng với 5 ngày tăng giá và 1 ngày không đổi. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/11), tỷ giá trung tâm là 22.112 VND/USD, không đổi so với tỷ giá ngày 18/11; tỷ giá tại một số ngân hàng thương mại có sự điều chỉnh tăng giá: - Vietcombank: 22.450-22.550 VND/USD, tăng 50 đồng chiều mua vào và tăng 80 đồng chiều bán ra. - Vietinbank: 22.495-22.555, tăng 85 đồng chiều mua và tăng 75 đồng chiều bán ra. - BIDV: 22.470-22.540 VND/USD, giảm 20 đồng ở mỗi chiều. - ACB: 22.470-22.570 VND/USD, tăng 20 đồng chiều mua vào và không đổi chiều bán ra. - Eximbank: 22.520-22.600, tăng 50 đồng chiều mua vào và tăng 60 đồng chiều bán ra. - Techcombank: 22.247-22.600 VND/USD, tăng 40 đồng chiều mua vào và tăng 30 đồng chiều bán ra. |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Trong tháng 10/2016, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức 4 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP), với tổng giá trị gọi thầu 20.600 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu là 19.886 tỷ đồng, đạt 96,5%, cao hơn nhiều so với 81,7% của tháng 9. Lợi suất giao dịch TPCP cuối tháng 10/2016 giảm mạnh ở hầu hết các kỳ hạn so với tháng 9 (trừ kỳ hạn 1 năm). Lũy kế 10 tháng đầu năm, KBNN đã huy động được 270.206 tỷ đồng vốn TPCP, đạt 96,2% kế hoạch cả năm 2016 (281.000 tỷ đồng). (Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam - VBMA ngày 16/11) |
Trong tuần từ 14-18/11/2016, HNX đã tổ chức 1 phiên đấu thầu TPCP bảo lãnh do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành ngày 14/11, với tổng khối lượng gọi thầu 574 tỷ đồng, gồm 3 loại kỳ hạn: 5 năm (300 tỷ đồng); 15 năm (274 tỷ đồng). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 150 tỷ đồng (50%), lãi suất trúng thầu 5,5%/năm. + Kỳ hạn 15 năm: Không trúng thầu. Tính chung từ đầu năm đến ngày 18/11/2016, Ngân hàng Chính sách xã hội đã huy động thành công 11 nghìn tỷ đồng TPCP bảo lãnh. |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 14-18/11/2016, hai chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng/giảm trái chiều. Tính chung cả tuần: - VN-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Chốt tuần, VN-Index giảm 5,95 điểm (0,87%) xuống 673,25 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt116,8triệu đơn vị/phiên, tăng 0,1%; tổng giá trị giao dịch bình quân đạt2.280,25tỷ đồng/phiên, tăng 5,3%. - HNX-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Chốt tuần, HNX-Index tăng 0,72 điểm (0,9%) xuống 81,19 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt38,51triệu đơn vị/phiên, giảm 12%; tổng giá trị giao dịch bình quân đạt331,3tỷ đồng/phiên, giảm 9,6%. |
Trong tuần qua, khối ngoại bán ròng mạnh các cổ phiếu bất động sản với các mã như FLC, HQC, VCG. Tổng cộng trên cả hai sàn,khối ngoại đã bán ròng 31,48 triệu đơn vị, gấp hơn 10 lần so với tuần trước đó; tổng giá trị bán ròng tương ứng 586,53 tỷ đồng, trong khi tuần trước mua ròng 60,81 tỷ đồng. - HOSE: Khối ngoại có 4 phiên bán ròng và duy nhất 1 phiên mua ròng vào ngày 16/11, tổng cộng bán ròng 26,58 triệu đơn vị, gấp 11,5 lần so với tuần trước đó. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 573,76 tỷ đồng, trong khi tuần trước đó mua ròng 65,76 tỷ đồng. - HNX: Khối ngoại bán ròng 3 phiên cuối tuần và mua ròng 2 phiên đầu tuần, tổng cộng bán ròng 4,9 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 12,77 tỷ đồng, tăng 505,34% về lượng và gần 158% về giá trị so với tuần trước. |
|
Bất động sản |
Trong tháng 10/2016, thị trường bất động sản Hà Nội có khoảng 1.300 giao dịch, tăng 18,2% so với tháng 9; thị trường thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.225 giao dịch, tăng 16,7%. Thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến sự tăng giá ở một số phân khúc và “cuộc chạy đua” doanh số cuối năm của các doanh nghiệp với hàng loạt dự án bất động sản được mở bán mới và các hình thức khuyến mại hấp dẫn nhằm thúc đẩy thanh khoản như: Tặng vàng, ô tô, nội thất hoặc mức chiết khấu cao… (Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - VNREA, ngày 15/11) |
Chính sách |
Luật Đấu giá tài sản Quốc hội ngày 17/11/2016 đã thông qua Luật Đấu giá tài sản. - Luật gồm 8 chương với 81 điều, quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản. - Đối tượng áp dụng: Đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017, trừ quy định tại khoản 2 Điều 72; khoản 4 Điều 80 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Nghị định số 149/2016/NĐ-CP Ngày 11/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 149/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Theo đó, từ ngày 01/01/2017, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết danh mục mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Việc đăng ký giá sữa ở cấp trung ương sẽ do Bộ Công Thương tiếp nhận, rà soát các biểu mẫu đăng ký giá, phối hợp các bộ trình Chính phủ để định giá cụ thể, ban hành khung giá nhằm bình ổn giá.
Nghị định số 153/2016/NĐ-CP Ngày 14/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động trên địa bàn thuộc vùng I là 3,75 triệu đồng/tháng; vùng II là 3,32 triệu đồng/tháng; vùng III là 2,9 triệu đồng/tháng; vùng IV là 2,58 triệu đồng/tháng. Nghị định này thay thế Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Quyết định số 2183/QĐ-TTg Ngày 14/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2183/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế”. - Tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng quốc tế sẽ góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự phát triển sâu rộng của các quan hệ kinh tế - tài chính quốc tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, thông tin, lao động… tạo cơ hội cho Việt Nam tận dụng được thị trường thế giới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất - kinh doanh để phát triển kinh tế - xã hội… - Mục tiêu: Tìm kiếm và đa dạng hóa các nguồn lực phát triển phù hợp với vị thế là nước có thu nhập trung bình, tăng cường vai trò chủ động và vị thế của Việt Nam trong quá trình xây dựng hình thành các thể chế tài chính ngân hàng quốc tế mới… Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/11/2016.
Quyết định số 2185/QĐ-TTg Ngày 14/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2185/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016 - 2020. - Mục tiêu tổng quát: Tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. - Mục tiêu đến năm 2020: Thời gian thông quan và giải phóng hàng hóa, người và phương tiện liên quan tới các thủ tục hành chính một cửa bằng với nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN; đảm bảo 100% các thủ tục hành chính thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia được thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/11/2016. |
Nhận định chuyên gia |
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (17/11): Hoạt động của các ngân hàng Việt Nam sẽ được cải thiện dần trong năm 2017, nhờ môi trường kinh tế vĩ mô và tỷ giá ổn định, lạm phát tăng nhẹ sẽ hỗ trợ bù đắp cho các yếu kém về cơ cấu trong ngành Ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, các yếu kém cơ cấu mang tính hệ thống (vốn ít, nợ xấu cao, tỷ suất lợi nhuận kém) tiếp tục tồn tại. |