Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 6-11/3/2017
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Quỹ bình ổn xăng, dầu |
Trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu (15 giờ ngày 06/3), quỹ bình ổn giá (BOG) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) còn dư 1.827 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với kỳ công bố mới nhất ngày 18/02.(Theo Petrolimex ngày 06/3) |
Doanh nghiệp |
Trong năm 2016, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm đã thanh tra 7/7 doanh nghiệp bảo hiểm và kiểm tra 13/13 doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm; kiến nghị xử lý tài chính đối với các doanh nghiệp vi phạm: Tăng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trị giá 10,46 tỷ đồng; kê khai bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp trị giá 1,17 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2017, Cục sẽ kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm, thanh tra 8 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó thanh tra chuyên đề 6 doanh nghiệp và thanh tra toàn diện 2 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (Bảo Ngân và Samsung Vina). (Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm ngày 10/3) |
Trong tháng 02/2017, doanh số bán ô tô trên thị trường đạt 17.621 chiếc, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2016, sau khi giảm 13% trong tháng 1. Trong đó, doanh số bán xe du lịch giảm 32% xuống 10.044 chiếc, doanh số xe thương mại tăng 24% lên 6.344 chiếc. Doanh số bán xe của riêng các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đạt 17.156 chiếc, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2016. (Theo VAMA ngày 08/3) |
|
Trong 2 tháng đầu năm 2017, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN đạt 26,56 tỷ kWh, tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó thủy điện chiếm 35,84%, nhiệt điện than chiếm 39,69%, tuabin khí chiếm 23,37%, nhiệt điện dầu chiếm 0,02% và nhập khẩu chiếm 1,08%. Riêng điện sản xuất đạt hơn 12 tỷ kWh, tăng 9,77% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, sản lượng điện thương phẩm đạt 25,07 tỷ kWh, tăng 8,17% so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, EVN dự kiến trong tháng 3/2017 sẽ ký kết thỏa thuận với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của EVN. (Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN ngày 08/3) |
|
Tập đoàn SCG (Thái Lan) sẽ thông qua công ty con SCG Cement-Building Materials để mua lại 100% cổ phần của Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VCM) với giá trị thương vụ khoảng 156 triệu USD. Với việc mua lại VCM có công suất sản xuất xi măng 3,1 triệu tấn, công suất của SCG ở các nước ASEAN (trừ Thái Lan) sẽ tăng lên 10,5 triệu tấn. Hiện tập đoàn này đạt công suất 23 triệu tấn tại Thái Lan. SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam từ năm 1992, có 22 công ty đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với hơn 6.500 nhân viên, tổng giá trị tài sản hơn 673 triệu USD. Trong đó giá trị doanh nghiệp của VCM vào khoảng 440 triệu USD, bao gồm khoản nợ ròng và các chi phí đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả của nhà máy. (Theo Tập đoàn SCG - Thái Lanngày 07/3) |
|
Theo kết quả khảo sát “Đánh giá cải cách thủ tục hành chính thuế và mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016” (khảo sát 3.500 doanh nghiệp và là khảo sát có quy mô lớn thứ hai, chỉ đứng sau khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với 8.000 doanh nghiệp tham gia) do VCCI thực hiện và công bố ngày 07/3, có 75% doanh nghiệp tham gia khảo sát thể hiện sự hài lòng, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn và việc chi các khoản phí không chính thức có dấu hiệu gia tăng. |
|
Tổng cầu |
|
Đầu tư |
Sau 6 năm (2011 - 2016) triển khai Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc với tổng mức đầu tư 138 triệu USD (Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ 108 triệu USD, Chính phủ Việt Nam góp 30 triệu USD vốn đối ứng), nhiều địa phương nằm trong vùng dự án đã cải thiện được điều kiện sống cho người dân. Tính đến tháng 3/2017, có 42/55 tiểu dự án (76%) đã kết thúc công tác xây lắp (26 tiểu dự án đã bàn giao đưa vào sử dụng, 16 tiểu dự án đã kết thúc việc xây lắp và đang hoàn thiện thủ tục bàn giao); 13 tiểu dự án đang thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/6/2017. (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 09/3) |
Trong giai đoạn 2016 - 2030, nhu cầu đầu tư cho hạ tầng tại châu Á bình quân khoảng 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm. Nếu không tính chi phí giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng sẽ là 22,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 1,5 nghìn tỷ USD) mỗi năm. Việt Nam là một trong số các nước đầu tư cho hạ tầng lớn và nhanh nhất châu Á, chiếm khoảng 5,6% GDP. (Theo Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB ngày 08/3) |
|
Ngân sách |
Trong năm 2016, GDP, thu ngân sách, huy động đầu tư xã hội của 5 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh) đều tăng cao hơn so với năm 2015. Thu ngân sách của 5 thành phố đạt khoảng 538,331 nghìn tỷ đồng, bằng 48,56% tổng thu ngân sách cả nước. (Theo báo cáo của Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương - Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/3) |
Trong 2 tháng đầu năm 2017, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã thực hiện kiểm soát chi đối với 125,6 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên và khoảng 16,3 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; kết quả đã phát hiện và yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán khoảng 1.200 khoản chi chưa đủ thủ tục, số tiền thực từ chối thanh toán là 2 tỷ đồng. (Theo KBNN ngày 03/3) |
|
Trong 2 tháng đầu năm 2017: - Bộ Tài chính đã thực hiện ký kết 4 hiệp định vay với tổng trị giá là 203,2 triệu USD- Trả nợ nước ngoài đạt 262,8 triệu USD (tương đương 5.820 tỷ đồng). Riêng tình hình giải ngân vốn vay nước ngoài đạt khoảng 5.775 tỷ đồng (tương đương 260,5 triệu USD). - Việc thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp đã thu về 14.199 tỷ đồng. Trong đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 11 doanh nghiệp với giá trị là 1.299 tỷ đồng, thu về được 12.101 tỷ đồng (bao gồm thoái vốn của Vinamilk). (Theo Bộ Tài chính ngày 06/3) |
|
Tính đến đầu tháng 3/2017, cả nước có hơn 106.000 cá nhân tự nộp hồ sơ quyết toán thuế, tăng so với 88.799 cá nhân năm 2016. (Theo Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế ngày 03/3) |
|
Tính đến tháng 3/2017, cả nước đã thanh lý tổng cộng 1.105 xe ô tô công, tuy nhiên, ngân sách nhà nước chỉ thu được 35,15 tỷ đồng từ việc bán 761 xe, trung bình 46,2 triệu đồng/xe.Trong năm 2016, cả nước mua khoảng 820 xe công mới, trong đó có khoảng 600 xe chuyên dùng. Số lượng xe công cả nước tính đến ngày 31/12/2016 là 34.214 chiếc. (Theo Bộ Tài chính ngày 08/3) |
|
Tại phiên họp Chính phủ tháng 02/2017, các thành viên Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, không bao gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. (Theo Văn phòng Chính phủ ngày 07/3) |
|
Xuất nhập khẩu |
Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Argentina tăng mạnh. Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương đạt 3,03 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2017. Argentina là một trong ba quốc gia (cùng với Mexico và Brazil) tại khu vực Mỹ La-tinh có kim ngạch thương mại với Việt Nam vượt 1 tỷ USD/năm. (Theo TTXVN ngày 06/3) |
Trong tháng 02/2017, Việt Nam đã nhập khẩu 750 nghìn tấn xăng dầu các loại, tương ứng 433 triệu USD. Lũy kế 2 tháng, khối lượng nhập khẩu xăng dầu đạt 1,66 triệu tấn, tương ứng 927 triệu USD, tăng 1,8% về lượng so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, nhập khẩu từ Singapore lớn nhất, với số lượng lên tới 612.285 tấn, giá trị 304,67 triệu USD; tiếp đến là Hàn Quốc với 428.320 tấn, giá trị 263,03 triệu USD; Malaysia là 304.230 tấn, giá trị 137,656 triệu USD; Thái Lan là 179.265 tấn, giá trị 72,97 triệu USD. (Theo Bộ Công Thương ngày 08/3) |
|
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) ngày 07/3 cho biết sẽ nhập khẩu 250 nghìn tấn gạo thông qua thỏa thuận liên chính phủ với Việt Nam và Thái Lan, đưa kim ngạch nhập khẩu gạo của Philippines giai đoạn 12/2016 - 02/2017 lên 543 nghìn tấn. Kế hoạch nhập khẩu lần này nằm trong hạn ngạch nhập 500 nghìn tấn gạo được NFA thông qua trong năm 2016. NFA chỉ mới mua được 250 nghìn tấn, trong đó có 150 nghìn tấn từ Việt Nam và 100 nghìn tấn từ Thái Lan. |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Giá vàng |
Trong tuần qua, giá vàng có 5 ngày giảm liên tiếp và tăng vào phiên giao dịch cuối tuần. Chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 11/3), giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng so với phiên ngày 10/3: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,4 - 36,67 triệu đồng/lượng, tăng 70 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và tăng 90 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. - Bảo Tín Minh Châu: 36,55 - 36,61 triệu đồng/lượng, tăng 11 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều. - Doji: 36,55 - 36,63 triệu đồng/lượng, tăng 10 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm đã tăng 17 đồng với 2 ngày tăng giá và 4 ngày giá không đổi. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 11/3), tỷ giá trung tâm là 22.263 NVD/USD, không thay đổi so với tỷ giá ngày 10/3; tỷ giá tại một số ngân hàng thương mại so với ngày 10/3 như sau: - Vietcombank và BIDV: 22.765 - 22.835 VND/USD, không thay đổi. - Vietinbank: 22.780 - 22.850 VND/USD, tăng 15 đồng ở cả hai chiều. - Eximbank: 22.760 - 22.840 đồng, tăng 10 đồng ở cả hai chiều. - Techcombank: 22.760 - 22.850 đồng, giảm 10 đồng ở cả hai chiều. |
Tính đến ngày 03/3, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tăng lên 22.246 đồng/USD, tăng 88 đồng/USD (0,4%) so với đầu năm 2017. Mức tăng trong 2 tháng đầu năm 2017 bằng 1/3 mức tăng tỷ giá trung tâm của cả năm 2016 (264 đồng/USD), do nhập siêu trong 2 tháng đầu năm đạt 46 triệu USD, trong khi cùng kỳ các năm trước, cán cân thương mại thường xuất siêu. (Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia ngày 06/3) |
|
Thị trường tài sản |
|
Chứng khoán |
Trong 2 tháng đầu năm 2017, mức vốn hóa thị trường đạt hơn 2,26 triệu tỷ đồng, tương đương 50,3% GDP, tăng 16% so với cuối năm 2016 và là mức cao nhất từ khi thị trường chứng khoán được thành lập. Giao dịch bình quân 1 phiên đạt 7.365 tỷ đồng, tăng 49% so cùng kỳ năm 2016 và tăng 6,6% so với mức giao dịch bình quân của năm 2016. Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán đạt khoảng 40.700 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2016. (Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước ngày 09/3) |
Trái phiếu |
Trong tháng 02/2017: - Trên thị trường sơ cấp: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức 17 phiên đấu thầu, huy động được hơn 25.927 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP), tăng 96,7% so với tháng 1.Trong đó, KBNN huy động được hơn 16.877 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động được 9.050 tỷ đồng.Lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm khoảng 5,02 - 5,45%/năm; 7 năm là 5,39 - 5,44%/năm; 10 năm là 6,05 - 6,7%/năm; 15 năm là 7,12 - 7,65%/năm; 30 năm là 7,97%/năm. So với tháng 01/2017, lãi suất trúng thầu của trái phiếu KBNN kỳ hạn 5 năm giảm 0,23%/năm; kỳ hạn 7 năm giảm 0,16%/năm; kỳ hạn 15 năm giảm 0,13%/năm; kỳ hạn 30 năm giảm 0,01%/năm. - Trên thị trường thứ cấp: Tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 788 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch hơn 84,3 nghìn tỷ đồng (tăng 25% về giá trị so với tháng 01/2017). Tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 705 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 68,5 nghìn tỷ đồng (tăng 178,7% về giá trị so với tháng 01/2017). (Theo HNX ngày 06/3) |
Cổ phiếu |
Trong tháng 02/2017, HNX đã tổ chức 4 phiên bán đấu giá. Tổng khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá đạt hơn 6,5 triệu cổ phần, giảm 26,7% so với tháng 1. Kết quả đã có hơn 6,4 triệu cổ phần trúng giá (đạt 98,5% so với khối lượng chào bán), thu về cho Nhà nước hơn 99,2 tỷ đồng, cao hơn 28 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Trung bình một phiên, tổng giá trị cổ phần thu về đạt hơn 24,8 tỷ đồng, tăng 83% so với tháng 1. Trong tháng 3, HNX sẽ tổ chức 6 phiên đấu giá của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, CTCP Đầu tư Xây dựng Viễn thông Đồng Tháp, CTCP Bất động sản Dầu khí Việt Nam, CTCP Xi măng Tuyên Quang, CTCP Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội và CTCP Lâm đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam với số cổ phần chào bán lên tới hơn 81,7 triệu cổ phần. Trong 4 phiên đấu giá tháng 2 có 1 phiên bán đấu giá lần đầu (IPO) của Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Bắc Ninh, 3 phiên đấu giá thoái vốn của CTCP Nhiệt điện Phả Lại, UBND tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Thái Bình lần lượt tại các công ty CTCP Dịch vụ Sửa chữa Nhiệt điện miền Bắc, CTCP Công trình Giao thông tỉnh Điện Biên, CTCP Xuất nhập khẩu tỉnh Thái Bình. (Theo HNX ngày 09/3) |
Trong tuần từ 06 - 10/3/2017, thị trường diễn biến trái chiều.Tính chung cả tuần: - VN-Index có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Chốt tuần, VN-Index giảm 3,59 điểm (-0,5%) xuống 712,21 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt187,28 triệu đơn vị/phiên, tổng giá trị giao dịch đạt 3.663,45 tỷ đồng. - HNX-Index có 5 phiên tăng liên tiếp. Chốt tuần, HNX-Index tăng 0,32 điểm (+0,37%) lên 88,04 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt49,445triệu đơn vị/phiên, tổng giá trị giao dịch đạt 523,8 tỷ đồng. - Upcom-Index có 5 phiên tăng liên tiếp. Chốt tuần, Upcom-Index tăng 0,43 điểm (+0,76%) lên 57,67 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt8,34triệu đơn vị/phiên, tổng giá trị giao dịch đạt 602,1 tỷ đồng. |
|
Trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 13,96 triệu đơn vị, tăng 195,76% về khối lượng so với tuần trước. Tổng giá trị bán ròng đạt 131,26 tỷ đồng, trong khi tuần trước mua ròng 349,19 tỷ đồng.
- HOSE: Khối ngoại đã mua ròng 2 phiên và bán ròng 3 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 15,91 triệu đơn vị, tăng 132,97% về khối lượng so với tuần trước. Tổng giá trị bán ròng 188,84 tỷ đồng, trong khi tuần trước mua ròng 235,47 tỷ đồng. - HNX: Khối ngoại đã mua ròng 4 phiên và bán ròng 1 phiên duy nhất ngày 07/3. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 1,48 triệu đơn vị, tăng mạnh so với tuần trước mua ròng 125.965 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng đạt 21,74 tỷ đồng, giảm 6,33% về giá trị so với tuần trước. - UPCoM: Khối ngoại đã mua ròng 4 phiên và bán ròng 1 phiên duy nhất ngày 07/3. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 464.956 đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng 35,84 tỷ đồng, giảm 76,53% về lượng và giảm 60,4% về giá trị so với tuần trước. |
|
Bất động sản |
Tính đến ngày 20/02/2017, tổng giá trị tồn kho bất động sản cả nước còn khoảng 29.573 tỷ đồng. Trong đó 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tồn kho hơn 11.000 tỷ đồng: Tại Hà Nội, tổng số tồn kho trên địa bàn còn khoảng 5.538 tỷ đồng, giảm 52 tỷ đồng (0,93%) so với tháng 12/2016 và giảm 27 tỷ đồng so với ngày 20/01/2017; tại thành phố Hồ Chí Minh có tổng giá trị tồn kho 5.518 tỷ đồng, giảm 283 tỷ đồng (4,88%) so với tháng 12/2016 và giảm 105 tỷ đồng so với ngày 20/01/2017. (Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng ngày 07/3) |
Đàm phán - Ký kết |
Vinalines và TKV Ngày 09/3, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai doanh nghiệp. - Vinalines sẽ cung cấp dịch vụ vận tải bằng tàu container, tàu hàng rời, xà lan trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và logistics như: Dịch vụ giao nhận, kho bãi, đại lý vận tải, đại lý tàu biển, đại lý hải quan… đối với các lô hàng nội địa và xuất nhập khẩu của TKV. - Hằng năm, TKV có nhu cầu vận chuyển khoảng 35 triệu tấn hàng hóa bằng đường sông và đường biển, dự kiến đến năm 2020 sẽ nâng lên khoảng 40 triệu tấn. |
Nhận định chuyên gia |
Các chuyên gia tại hội thảo “Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2017” (09/3): Nền kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục duy trì khả năng tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2017. Tuy nhiên, kinh tế thế giới thay đổi có thể tác động bất lợi cho kinh tế Việt Nam trong năm 2017 và những năm tiếp theo: (i) Độ co giãn của cầu nhập khẩu theo thu nhập đã giảm mạnh tại hầu hết các nền kinh tế APEC và trên toàn cầu, đặc biệt tại các nước phát triển; (ii) Xu hướng bảo hộ thương mại phi thuế quan tăng mạnh, đặt ra thách thức lớn cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. |