Lãi suất đã hạ "kịch sàn"?
(Tài chính) Trong tháng 8 vừa qua, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục giảm lãi suất huy động và cả lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND đã giảm khoảng 0,5%-1,5%.
Mặt bằng lãi suất giảm
Lần điều chỉnh giảm lãi suất gần đây nhất là ngày 25/8, lãi suất huy động VND tại nhiều ngân hàng thương mại đã giảm thêm từ 0,1-0,5%.
Cụ thể, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng giảm còn 4,5%/năm; 2 tháng là 5%; 3 tháng là 5,75%; 6 tháng là 6%. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9,12 tháng cũng giảm lần lượt là 6,5% và 7,2%/năm.
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 1 tháng: 4,8%/năm; 2 tháng: 5%/năm; 3 tháng: 5,5%/năm; 6 - 9 tháng: 5,7%/năm; 12 tháng còn 6,5%/năm.
Riêng về lãi suất cho vay, tính đến 15/8/2014, một số NHTM tiếp tục áp dụng cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 9-10% ( đối với ngắn hạn), và 10,5-12%/năm (đối với trung và dài hạn); cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm.
Thậm chí, một số NHTM còn áp dụng lãi suất cho vay đối với một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả chỉ ở mức thấp hơn cả lãi suất huy động, là từ 6-7%/năm
Tại cuộc họp báo Ngân hàng Nhà nước, diễn ra cuối tuần vừa qua, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ đã giữ ổn định các mức lãi suất điều hành, lãi suất huy động tối đa bằng VND và USD, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên. NHNN đã tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay (kể cả các khoản cho vay cũ).
Đến nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND đã giảm 0,5-1,5%/năm so với cuối năm 2013, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.
Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực điều chỉnh giảm. Tính đến ngày 14/8/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,45% tổng dư nợ cho vay VND, dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 12,45% tổng dư nợ cho vay bằng VND.
NHNN giữ ổn định lãi suất điều hành tới cuối năm
Từ nay tới cuối năm một số dự báo cho thấy khả năng lãi suất vẫn còn tiếp tục giảm. Tuy nhiên bà Hồng cho biết, hiện NHNN chỉ quy định trần lãi suất ngắn hạn 6%/năm, việc các ngân hàng giảm lãi suất là do họ tự cân đối chi phí, lợi nhuận để quyết định lãi suất. NHNN đánh giá, khả năng lạm phát năm nay ở khoảng trên dưới 5%, do vậy trần lãi suất 6% là phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.
Bà Hồng nêu rõ, về cơ bản từ nay tới cuối năm 2014, NHNN sẽ giữ ổn định các mức lãi suất điều hành. “Khả năng trong cả năm 2014 lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng có thể giảm từ 1-1,5%/năm”, bà Hồng nói.
Cũng theo số liệu từ NHNN, đến ngày 21/8/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,66%, huy động vốn tăng 8,12% (huy động bằng VND tăng 8,77%, huy động bằng ngoại tệ tăng 4,2%) so với cuối năm 2013; thanh khoản của các TCTD tiếp tục được đảm bảo và dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng ổn định ở mức thấp.
Trên cơ sở theo dõi sát tình hình tăng trưởng tín dụng của từng TCTD và toàn hệ thống, NHNN đã xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng cho một số TCTD. Đồng thời đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý các vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, trên cơ sở đó ngày 15/8/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ/CP; phối hợp với Bộ Xây dựng là đơn vị chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NĐ-CP ngày 7/1/2013 để xử lý một số vướng mắc của chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở; Tiếp tục tổ chức, triển khai chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực để mở rộng tín dụng có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, góp phần bảo đảm an sinh-xã hội.
Do vậy, đến ngày 21/8/2014, tín dụng toàn hệ thống các TCTD đối với nền kinh tế tăng 4,33% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Lần điều chỉnh giảm lãi suất gần đây nhất là ngày 25/8, lãi suất huy động VND tại nhiều ngân hàng thương mại đã giảm thêm từ 0,1-0,5%.
Cụ thể, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng giảm còn 4,5%/năm; 2 tháng là 5%; 3 tháng là 5,75%; 6 tháng là 6%. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9,12 tháng cũng giảm lần lượt là 6,5% và 7,2%/năm.
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 1 tháng: 4,8%/năm; 2 tháng: 5%/năm; 3 tháng: 5,5%/năm; 6 - 9 tháng: 5,7%/năm; 12 tháng còn 6,5%/năm.
Riêng về lãi suất cho vay, tính đến 15/8/2014, một số NHTM tiếp tục áp dụng cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 9-10% ( đối với ngắn hạn), và 10,5-12%/năm (đối với trung và dài hạn); cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm.
Thậm chí, một số NHTM còn áp dụng lãi suất cho vay đối với một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả chỉ ở mức thấp hơn cả lãi suất huy động, là từ 6-7%/năm
Tại cuộc họp báo Ngân hàng Nhà nước, diễn ra cuối tuần vừa qua, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc điều hành chính sách tiền tệ đã giữ ổn định các mức lãi suất điều hành, lãi suất huy động tối đa bằng VND và USD, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên. NHNN đã tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho vay (kể cả các khoản cho vay cũ).
Đến nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bằng VND đã giảm 0,5-1,5%/năm so với cuối năm 2013, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.
Lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực điều chỉnh giảm. Tính đến ngày 14/8/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 4,45% tổng dư nợ cho vay VND, dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 12,45% tổng dư nợ cho vay bằng VND.
NHNN giữ ổn định lãi suất điều hành tới cuối năm
Từ nay tới cuối năm một số dự báo cho thấy khả năng lãi suất vẫn còn tiếp tục giảm. Tuy nhiên bà Hồng cho biết, hiện NHNN chỉ quy định trần lãi suất ngắn hạn 6%/năm, việc các ngân hàng giảm lãi suất là do họ tự cân đối chi phí, lợi nhuận để quyết định lãi suất. NHNN đánh giá, khả năng lạm phát năm nay ở khoảng trên dưới 5%, do vậy trần lãi suất 6% là phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.
Bà Hồng nêu rõ, về cơ bản từ nay tới cuối năm 2014, NHNN sẽ giữ ổn định các mức lãi suất điều hành. “Khả năng trong cả năm 2014 lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng có thể giảm từ 1-1,5%/năm”, bà Hồng nói.
Cũng theo số liệu từ NHNN, đến ngày 21/8/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,66%, huy động vốn tăng 8,12% (huy động bằng VND tăng 8,77%, huy động bằng ngoại tệ tăng 4,2%) so với cuối năm 2013; thanh khoản của các TCTD tiếp tục được đảm bảo và dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng ổn định ở mức thấp.
Trên cơ sở theo dõi sát tình hình tăng trưởng tín dụng của từng TCTD và toàn hệ thống, NHNN đã xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng cho một số TCTD. Đồng thời đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý các vướng mắc liên quan đến hoạt động tín dụng, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản, trên cơ sở đó ngày 15/8/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ/CP; phối hợp với Bộ Xây dựng là đơn vị chủ trì trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NĐ-CP ngày 7/1/2013 để xử lý một số vướng mắc của chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở; Tiếp tục tổ chức, triển khai chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực để mở rộng tín dụng có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, góp phần bảo đảm an sinh-xã hội.
Do vậy, đến ngày 21/8/2014, tín dụng toàn hệ thống các TCTD đối với nền kinh tế tăng 4,33% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.