Đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng dịch vụ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng dịch vụ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, đang đòi hỏi các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Công tác quản trị chất lượng dịch vụ tại các NHTM cần được thiết lập và triển khai một cách hệ thống, chủ động theo hướng toàn diện. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng dịch vụ của các ngân hàng, từ đó đề xuất hướng hoàn thiện theo định hướng quản lý chất lượng toàn diện (TQM).
Tác động từ sự gắn kết đến hiệu suất và lòng trung thành nhân viên các ngân hàng thương mại

Tác động từ sự gắn kết đến hiệu suất và lòng trung thành nhân viên các ngân hàng thương mại

Bài viết nghiên cứu tác động của sự gắn kết đến hiệu suất làm việc và lòng trung thành của nhân viên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp thu thập 344 quan sát là cá nhân đang làm việc tại các ngân hàng thương mại. Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ tác động tích cực của sự gắn kết với hiệu suất làm việc và lòng trung thành nhân viên, qua đó, đội ngũ lãnh đạo các ngân hàng thương mại có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sự gắn kết, hiệu suất làm việc và lòng trung thành của nhân viên.
Ảnh hưởng của nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Ảnh hưởng của nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Bài viết cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dữ liệu thu thập được từ 27 ngân hàng từ 2009 - 2022, với 364 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến nội tại như: Vốn huy động/Vốn vay (LDR), Chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OC) và Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập (NOIR) tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của cả 3 mô hình (Mức sinh lời trên tổng tài sản (ROA), mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thu nhập lãi cận biên- NIM), biến SIZE, biến Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng tài sản (LIQ) tác động cùng chiều đến ROA, ROE nhưng ngược với NIM... Kết quả này giúp cho nhà quản trị ngân hàng xem xét đưa ra các chiến lược phù hợp với các yếu tố nhằm ổn định hoạt động kinh doanh của ngân hàng và gia tăng khả sinh lời.
Cải tiến đổi mới quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại trong giai đoạn chuyển đổi số

Cải tiến đổi mới quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại trong giai đoạn chuyển đổi số

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động truyền thống, đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Do vậy trong bối cảnh chuyển đổi số ngày một mạnh mẽ trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, cải tiến đổi mới quy trình cho vay nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là hết sức cần thiết. Bài viết sẽ phân tích cụ thể sự cần thiết cải tiến đổi mới quy trình cho vay, các nguyên tắc và quy trình cải tiến đổi mới quy trình cho vay dựa trên phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận và các nghiên cứu đã công bố có liên quan.
Thực tiễn Áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thực tiễn Áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngày 20/3/2014, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 1601/2014/NHNN-TTGSNH về chương trình thí điểm Basel II đối với 10 ngân hàng thương mại của Việt Nam. Để áp dụng Basel II, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lộ trình đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước và Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để triển khai 3 trụ cột theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II. Bài viết này nghiên cứu quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2014 đến nay, từ đó, đề xuất một số giải pháp, nhằm áp dụng tiêu chuẩn Basel II thành công và hướng tới áp dụng Basel III.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại các ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại các ngân hàng và khuyến nghị cho Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo là ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Là một trong những yếu tố cốt lõi trong Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay, Trí tuệ nhân tạo được “phủ sóng” trên nhiều lĩnh vực như vận tải, sản xuất, y tế, giáo dục, truyền thông, các ngành dịch vụ và đặc biệt trong đó có ngành Tài chính - Ngân hàng. Bài viết viết này khảo sát các yêu cầu trước đây về thực trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại các ngân hàng trên thế giới, nêu ra những thách thức và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của 18 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 thông qua việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để tiến hành ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số các yếu tố tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn này như tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, hay tác động ngược chiều đến kết quả kinh doanh như rủi ro tín dụng. Từ đó bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và phát triển ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thời gian tới.
Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Hướng đến tập trung nguồn lực thực hiện thành công Chiến lược phát triển kho bạc Nhà nước (KBNN); đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa... thời gian qua, KBNN Thừa Thiên - Huế chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hướng đến sự hài lòng của khách hàng và đạt được những kết quả quan trọng.