Cơ quan Thống kê quốc gia Australia ngày 23/10 vừa công bố số liệu cho biết, lạm phát trong quý Ba đã tăng mạnh ngoài dự kiến, lên mức 1,2% so với mức 0,4% của quý Hai, trong đó tăng mạnh nhất là nhiên liệu ôtô (+7,6%) và giá điện (+4,4%), trong khi giảm mạnh nhất là giá rau quả (-4,5%).
Tính chung trong chín tháng đầu năm, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) tại Australia đã tăng 2,2%, cao hơn mức dự báo của chuyên gia là tăng 1,8%.
Biến động này đã khiến đồng đôla Australia (AUD) tăng lên mức cao nhất bốn tháng rưỡi qua và làm giảm cơ hội về một đợt nới lỏng tiền tệ từ nay cho đến cuối năm.
Theo chiến lược gia về tiền tệ Peter Dragicevich tại Commonwealth Bank, CPI tăng đã kéo đồng AUD tăng lên. Trong mấy tháng vừa qua, đồng AUD đã giảm so với đồng bạc xanh, nhưng ngay sau khi số liệu về lạm phát được đưa ra, đồng AUD đã tăng lên 0,9756 USD, so với 0,9714 USD ngay trước đó.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, với mục tiêu lạm phát trong khoảng 2-3% thì số liệu mới nhất về CPI này có thể sẽ không làm thay đổi xu hướng nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Australia (RBA).
RBA cũng đã hạ lãi suất xuống mức thấp nhất trong lịch sử nước này là 2,5% nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. RBA sẽ có cuộc họp về chính sách vào ngày 5/11 tới.
Australia là quốc gia châu Á mới nhất công bố số liệu lạm phát cao hơn dự kiến, sau các nước láng giềng là New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc cũng công bố các con số về lạm phát cao hơn dự kiến.
Cũng trong ngày 23/10, chính quyền Thủ tướng Tony Abbott thông báo đã rót thêm 8,8 tỷ AUD (tương đương gần 8,58 tỷ USD) cho RBA trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều thách thức.
Phát biểu với báo giới ở Thủ đô Canberra, Bộ trưởng Tài chính Australia Joe Hockey khẳng định việc bơm tiền cho RBA không phải là sự cứu trợ tài chính mà là biện pháp cần thiết giúp RBA tăng cường năng lực tài chính nhằm thực hiện tốt chính sách tiền tệ và các hoạt động trao đổi ngoại tệ thời gian tới.
Bộ trưởng Joe Hockey đánh giá nền kinh tế Australia vẫn tiếp tục phát triển và chính phủ cam kết không để nền kinh tế nước này trở nên "dễ bị tổn thương" như nền kinh tế Mỹ.
Tính chung trong chín tháng đầu năm, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) tại Australia đã tăng 2,2%, cao hơn mức dự báo của chuyên gia là tăng 1,8%.
Biến động này đã khiến đồng đôla Australia (AUD) tăng lên mức cao nhất bốn tháng rưỡi qua và làm giảm cơ hội về một đợt nới lỏng tiền tệ từ nay cho đến cuối năm.
Theo chiến lược gia về tiền tệ Peter Dragicevich tại Commonwealth Bank, CPI tăng đã kéo đồng AUD tăng lên. Trong mấy tháng vừa qua, đồng AUD đã giảm so với đồng bạc xanh, nhưng ngay sau khi số liệu về lạm phát được đưa ra, đồng AUD đã tăng lên 0,9756 USD, so với 0,9714 USD ngay trước đó.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, với mục tiêu lạm phát trong khoảng 2-3% thì số liệu mới nhất về CPI này có thể sẽ không làm thay đổi xu hướng nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Australia (RBA).
RBA cũng đã hạ lãi suất xuống mức thấp nhất trong lịch sử nước này là 2,5% nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. RBA sẽ có cuộc họp về chính sách vào ngày 5/11 tới.
Australia là quốc gia châu Á mới nhất công bố số liệu lạm phát cao hơn dự kiến, sau các nước láng giềng là New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc cũng công bố các con số về lạm phát cao hơn dự kiến.
Cũng trong ngày 23/10, chính quyền Thủ tướng Tony Abbott thông báo đã rót thêm 8,8 tỷ AUD (tương đương gần 8,58 tỷ USD) cho RBA trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều thách thức.
Phát biểu với báo giới ở Thủ đô Canberra, Bộ trưởng Tài chính Australia Joe Hockey khẳng định việc bơm tiền cho RBA không phải là sự cứu trợ tài chính mà là biện pháp cần thiết giúp RBA tăng cường năng lực tài chính nhằm thực hiện tốt chính sách tiền tệ và các hoạt động trao đổi ngoại tệ thời gian tới.
Bộ trưởng Joe Hockey đánh giá nền kinh tế Australia vẫn tiếp tục phát triển và chính phủ cam kết không để nền kinh tế nước này trở nên "dễ bị tổn thương" như nền kinh tế Mỹ.