Lạm phát tại Mỹ tăng vượt mọi kỳ vọng lên cao nhất 40 năm

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vnTr

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng Mỹ như vậy cao vượt kỳ vọng 7,2% của phố Wall, đây là ngưỡng cao nhất của lạm phát tính từ tháng 2/1982.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng mạnh vượt kỳ vọng trong 12 tháng qua, nó cho thấy triển vọng lạm phát đang xấu đi, đồng thời nó củng cố cho khả năng lãi suất cơ bản đồng USD sẽ được điều chỉnh tăng trong năm nay.

Theo CNBC, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2022, chỉ số đo lường chi phí của hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, nó củng cố nhiều hơn cho khả năng lãi suất sẽ được nâng trong năm nay.

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng Mỹ như vậy cao vượt kỳ vọng 7,2% của phố Wall, đây là ngưỡng cao nhất của lạm phát tính từ tháng 2/1982.

Loại bỏ giá khí đốt và chi phí thực phẩm, chỉ số CPI tăng 6% so với ước tính 5,9%. Chỉ số lạm phát lõi tăng mạnh nhất tính từ tháng 8/1982.

Chỉ số CPI tính theo tháng cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia, chỉ số lạm phát chủ chốt và lạm phát lõi đều tăng 0,6% so với mức ước tính 0,4%.

Các chỉ số chứng khoán tương lai giảm sau thông tin mới công bố, các cổ phiếu công nghệ vốn nhạy cảm với biến động chịu ảnh hưởng nặng nề. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng rất mạnh, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm chạm ngưỡng 2%, cao nhất tính từ tháng 8/2019.

Theo tính toán của CME, khả năng Fe nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong tháng 3/2022 hiện đã tăng lên ngưỡng 43% so với 25% trước đây. Khả năng Fed nâng lãi suất 6 lần, mỗi lần ¼ điểm phần trăm trong năm 2022 hiện đã lên ngưỡng khoảng 63% từ mức 53% trước khi các chỉ số được công bố.

“Khi mà lạm phát bất ngờ lên mạnh trong tháng 1/2022, thị trường vẫn tiếp tục lo lắng về một Fed cứng rắn”, chuyên gia quản lý tài sản tại LPL Financial – ông Barry Gilbert phân tích. Cũng theo ông Gilbert, mọi chuyện từ đây sẽ có thể tốt đẹp hơn, thị trường lo lắng về khả năng Fed thắt chặt quá mức chính sách tiền tệ cho đến khi lạm phát thuộc tầm kiểm soát.

 

Chi phí thực phẩm và nhà ở đồng thời tăng cao.

Số liệu lạm phát được công bố ở thời điểm kinh tế Mỹ đang đương đầu với ngã rẽ, tăng trưởng kinh tế của năm 2021 dự kiến sẽ chững lại trong năm nay khi mà hiệu ứng chính sách tài khóa và tiền tệ nhạt đi. Tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng vẫn vượt xu thế dù rằng khả năng nâng lãi suất cơ bản vẫn đang tăng lên.

Tính theo tỷ lệ phần trăm, giá nhiên liệu trong tháng 1/2022 tăng mạnh, mức tăng ghi nhận 9,5% so với cùng kỳ 1 năm tính trong tương quan tăng 46,5% trong năm vừa qua. Chi phí năng lượng tăng 0,8% trong tháng gần nhất và 27% so với cùng kỳ năm.

Chi phí thiết bị đi lại, một trong những yếu tố gây ra lạm phát lớn nhất tính từ khi chi phí này được điều chỉnh tăng vào mùa xuân năm 2021, không tăng so với những mẫu mới và tăng 1,5% so với xe ô tô đã qua sử dụng và xe tải trong tháng 1/2021. Chi phí giá cả của hai loại hạng mục trên tăng lần lượt 12,2% và 40,5% trong 12 tháng gần nhất.

Chi phí nhà ở, loại chi phí vốn chiếm khoảng 30% tổng CPI, tăng 0,3% trong tháng, mức tăng thấp nhất tính từ tháng 8/2021, đồng thời thấp hơn ngưỡng tăng của tháng 12/2021. Tuy nhiên chi phí này tăng 4,4% trong năm vừa qua và có thể đẩy lạm phát lên cao trong tương lai.

Chi phí thực phẩm tăng 0,9% trong tháng và tăng 7% trong năm vừa qua.

Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Capital Economics, ông Andrew Hunter, phân tích rằng sự kết hợp của chi phí thực phẩm và nhà ở cao củng cố cho quan điểm rằng việc lạm phát tăng chu kỳ đang diễn ra, thị trường lao động sẽ vẫn thiếu người trầm trọng và tình trạng này sẽ không sớm được giải quyết.