Làm sao hưởng lợi từ các hiệp định thương mại ?
Trong số 21 đối tác tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam, Trung Quốc không phải đối tác đầu tiên, cũng không phải mới, nhưng là đối tác lớn nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa tận dụng được cơ hội để hưởng lợi từ các FTA, và cụ thể ở đây là FTA với quốc gia có tốc độ phát triển thị trường mạnh mẽ nhất này.
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thấp
Tính đến nay chúng ta có 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang thực thi trong tổng số 16 FTA được ký kết. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), nhìn chung đường biểu thị tỷ lệ tận dụng ưu đãi theo các hiệp định thương mại của Việt Nam qua các năm từ 2005 - 2016 lên xuống thất thường, chủ yếu ở mức thấp.
Với Trung Quốc, Việt Nam giữ lợi thế là quốc gia duy nhất có chung đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, vậy nên quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước luôn được chú trọng. Các đối tác Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Với sự hỗ trợ của nhiều thỏa thuận, cam kết quan trọng đã có giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) năm 2004, tổng kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng, đạt xấp xỉ 70 tỷ USD trong năm 2016. Mặc dù vậy, lợi ích mà các DN Việt thu được từ việc tận dụng các thỏa thuận này còn rất hạn chế. Năm 2015, chưa đầy 1/3 lượng hàng hóa xuất đi Trung Quốc của Việt Nam tận dụng được các ưu đãi thuế quan của ACFTA. Việt Nam cũng chưa phải là bạn hàng chính trong nhập khẩu của Trung Quốc.
Trả lời cho câu hỏi, vì sao DN Việt không tận dụng được cơ hội từ FTA với các nước, bà Trang cho rằng, mấu chốt là DN chưa đáp ứng được quy tắc xuất xứ dựa trên tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, cũng như chúng ta còn yếu và thiếu trong phát triển hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu, phát triển dịch vụ hậu cần logistic tuy đã được đầu tư nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn… Điểm đáng nói, khi giao thương với Trung Quốc, DN Việt vẫn giữ tâm lý muốn đi theo đường biên mậu, sử dụng thương nhân biên giới xuất tiểu ngạch, do đó rủi ro cao.
Trong bối cảnh ấy, ngày 21-11-2017, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và Hồng Công (AHKFTA) đã chính thức được ký kết, mở ra một con đường, một cơ hội mới về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước ASEAN nói chung và tiếp cận với Hồng Công - một khu vực kinh tế hành chính đặc biệt quan trọng của Trung Quốc. Trước đó, năm 2016 Nghị định thư sửa đổi ACFTA cũng đã có hiệu lực nhằm nâng cấp các quy định về quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi thương mại để nâng cao khả năng tận dụng ACFTA. Theo bà Trang, những thỏa thuận này đã khiến cho những cam kết giảm thuế của hàng Việt Nam vào Trung Quốc giảm hơn rất nhiều kể từ thời điểm 1-1-2018.
Các doanh nghiệp Việt Nam một lần nữa được đặt trước cơ hội lớn để gia tăng thương mại và hưởng lợi trong kinh doanh với Trung Quốc. Nhưng nắm bắt cơ hội ấy theo cách nào?
Tập trung vào lợi thế cạnh tranh
Về thực chất, các nội dung trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và Hồng Công không mang lại nhiều cơ hội về thuế quan hay điều kiện đầu tư. Tuy nhiên, lợi thế của các hiệp định chính là việc cho phép sự giao thương về hàng hóa giữa các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Hồng Công có nhiều thuận lợi; bao gồm cả các điều kiện về luân chuyển hàng hóa; sự dịch chuyển của các chuyên gia hay các vấn đề khác về đầu tư. Từ Hồng Công, hàng hóa Việt có thể có con đường để tiến sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, để hưởng lợi từ thị trường có tiềm năng rất lớn trên, các DN cần phải tìm hiểu để nắm được những thông tin về các cơ hội và lợi ích của những hiệp định được ký kết, tìm ra các giải pháp kỹ thuật để tận dụng ưu đãi. Hàng hóa Trung Quốc vốn đã cạnh tranh về giá, khi được gỡ bỏ thuế quan thì giá còn giảm nữa, vậy hàng Việt Nam phải cạnh tranh thế nào? Chỉ có một cách là tìm ra được lợi thế cạnh tranh của mình như tập trung vào chất lượng hàng hóa..., bà Trang đưa ra khuyến nghị với các DN.
Ở góc độ cơ quan quản lý, bà Bùi Kim Thùy, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhìn nhận, song song với việc các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đàm phán thuế quan và đàm phán về quy tắc xuất xứ thì các DN cần phải phấn đấu đáp ứng được quy tắc xuất xứ của hàng hóa. “Để có thể được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định thì doanh nghiệp cần có C/O ưu đãi, đây vốn là căn cứ pháp lý quan trọng nhất chứng minh cho quốc tịch của hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế quan FTA, đồng thời tăng cường tìm kiếm nguyên phụ liệu và đẩy mạnh sản xuất tại các nền kinh tế thành viên FTA”, bà Thùy nhấn mạnh.
Trước mỗi FTA được ký kết luôn song hành hai mặt thuận lợi và thách thức. Sẽ thuận lợi khi mà DN nắm vững và đáp ứng quy tắc xuất xứ và tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất khu vực, cũng như toàn cầu. Ngược lại, thách thức sẽ khó giải nếu không lựa chọn đúng quy tắc xuất xứ, không chủ động nguồn cung đầu vào và không đưa hàm lượng kỹ thuật vào trong thành phẩm.
Nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VEPR) cho rằng, tác động của các FTA ký kết với Trung Quốc đều có tác động lớn đến thị trường trong nước bởi quốc gia này là một động lực của thương mại toàn cầu. Qua tiếp xúc với các DN, ông Thành cho rằng, các DN Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu FTA và các cơ hội để xúc tiến đầu tư. Nhưng hiểu “luật chơi” là chưa đủ, còn cần phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ thương mại điện tử để thúc đẩy giao thương, qua đó gia tăng mức độ hưởng lợi từ những FTA.
Tính đến nay chúng ta có 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang thực thi trong tổng số 16 FTA được ký kết. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), nhìn chung đường biểu thị tỷ lệ tận dụng ưu đãi theo các hiệp định thương mại của Việt Nam qua các năm từ 2005 - 2016 lên xuống thất thường, chủ yếu ở mức thấp.
Với Trung Quốc, Việt Nam giữ lợi thế là quốc gia duy nhất có chung đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, vậy nên quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước luôn được chú trọng. Các đối tác Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Với sự hỗ trợ của nhiều thỏa thuận, cam kết quan trọng đã có giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) năm 2004, tổng kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng, đạt xấp xỉ 70 tỷ USD trong năm 2016. Mặc dù vậy, lợi ích mà các DN Việt thu được từ việc tận dụng các thỏa thuận này còn rất hạn chế. Năm 2015, chưa đầy 1/3 lượng hàng hóa xuất đi Trung Quốc của Việt Nam tận dụng được các ưu đãi thuế quan của ACFTA. Việt Nam cũng chưa phải là bạn hàng chính trong nhập khẩu của Trung Quốc.
Trả lời cho câu hỏi, vì sao DN Việt không tận dụng được cơ hội từ FTA với các nước, bà Trang cho rằng, mấu chốt là DN chưa đáp ứng được quy tắc xuất xứ dựa trên tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, cũng như chúng ta còn yếu và thiếu trong phát triển hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu, phát triển dịch vụ hậu cần logistic tuy đã được đầu tư nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn… Điểm đáng nói, khi giao thương với Trung Quốc, DN Việt vẫn giữ tâm lý muốn đi theo đường biên mậu, sử dụng thương nhân biên giới xuất tiểu ngạch, do đó rủi ro cao.
Trong bối cảnh ấy, ngày 21-11-2017, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và Hồng Công (AHKFTA) đã chính thức được ký kết, mở ra một con đường, một cơ hội mới về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước ASEAN nói chung và tiếp cận với Hồng Công - một khu vực kinh tế hành chính đặc biệt quan trọng của Trung Quốc. Trước đó, năm 2016 Nghị định thư sửa đổi ACFTA cũng đã có hiệu lực nhằm nâng cấp các quy định về quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi thương mại để nâng cao khả năng tận dụng ACFTA. Theo bà Trang, những thỏa thuận này đã khiến cho những cam kết giảm thuế của hàng Việt Nam vào Trung Quốc giảm hơn rất nhiều kể từ thời điểm 1-1-2018.
Các doanh nghiệp Việt Nam một lần nữa được đặt trước cơ hội lớn để gia tăng thương mại và hưởng lợi trong kinh doanh với Trung Quốc. Nhưng nắm bắt cơ hội ấy theo cách nào?
Tập trung vào lợi thế cạnh tranh
Về thực chất, các nội dung trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và Hồng Công không mang lại nhiều cơ hội về thuế quan hay điều kiện đầu tư. Tuy nhiên, lợi thế của các hiệp định chính là việc cho phép sự giao thương về hàng hóa giữa các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Hồng Công có nhiều thuận lợi; bao gồm cả các điều kiện về luân chuyển hàng hóa; sự dịch chuyển của các chuyên gia hay các vấn đề khác về đầu tư. Từ Hồng Công, hàng hóa Việt có thể có con đường để tiến sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, để hưởng lợi từ thị trường có tiềm năng rất lớn trên, các DN cần phải tìm hiểu để nắm được những thông tin về các cơ hội và lợi ích của những hiệp định được ký kết, tìm ra các giải pháp kỹ thuật để tận dụng ưu đãi. Hàng hóa Trung Quốc vốn đã cạnh tranh về giá, khi được gỡ bỏ thuế quan thì giá còn giảm nữa, vậy hàng Việt Nam phải cạnh tranh thế nào? Chỉ có một cách là tìm ra được lợi thế cạnh tranh của mình như tập trung vào chất lượng hàng hóa..., bà Trang đưa ra khuyến nghị với các DN.
Ở góc độ cơ quan quản lý, bà Bùi Kim Thùy, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhìn nhận, song song với việc các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đàm phán thuế quan và đàm phán về quy tắc xuất xứ thì các DN cần phải phấn đấu đáp ứng được quy tắc xuất xứ của hàng hóa. “Để có thể được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định thì doanh nghiệp cần có C/O ưu đãi, đây vốn là căn cứ pháp lý quan trọng nhất chứng minh cho quốc tịch của hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế quan FTA, đồng thời tăng cường tìm kiếm nguyên phụ liệu và đẩy mạnh sản xuất tại các nền kinh tế thành viên FTA”, bà Thùy nhấn mạnh.
Trước mỗi FTA được ký kết luôn song hành hai mặt thuận lợi và thách thức. Sẽ thuận lợi khi mà DN nắm vững và đáp ứng quy tắc xuất xứ và tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất khu vực, cũng như toàn cầu. Ngược lại, thách thức sẽ khó giải nếu không lựa chọn đúng quy tắc xuất xứ, không chủ động nguồn cung đầu vào và không đưa hàm lượng kỹ thuật vào trong thành phẩm.
Nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VEPR) cho rằng, tác động của các FTA ký kết với Trung Quốc đều có tác động lớn đến thị trường trong nước bởi quốc gia này là một động lực của thương mại toàn cầu. Qua tiếp xúc với các DN, ông Thành cho rằng, các DN Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu FTA và các cơ hội để xúc tiến đầu tư. Nhưng hiểu “luật chơi” là chưa đủ, còn cần phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ thương mại điện tử để thúc đẩy giao thương, qua đó gia tăng mức độ hưởng lợi từ những FTA.
Tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc và các phụ kiện sử dụng mạch tích điện của Việt Nam vào Trung Quốc hiện xếp thứ bảy. Việt Nam cũng là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tốp 10 nước bạn hàng chính của Trung Quốc đối với nhóm này.