Lỗ trước, lời sau và câu chuyện của người làm kinh doanh dịch vụ
Lợi nhuận và thua lỗ là một cái nhìn tổng quát về chi phí bỏ ra và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về được trong một khoảng thời gian nào đó. Pardeep Goyal, doanh nhân người Ấn Độ đã đầu tư vào sự nghiệp đầu tay của ông với số tiền được tính bằng tiền tỉ, nhưng cái kết thu về lại không như mong đợi. Dưới đây là một số bài học xương máu của những người làm kinh doanh dịch vụ.
Bắt buộc phải tìm hiểu kĩ khách hàng
Sai lầm đầu tiên để dẫn đến cái kết đáng buồn cho SchoolGennie (SG) chưa đầy một năm sau là do giả định mang tính cá nhân đồng thời sản xuất ra sản phẩm dựa theo ý tưởng của đối thủ cạnh tranh lớn.
Ông rút ra bài học để đời chính là cần phải hiểu rõ khách hàng, cần có những cuộc trò chuyện để biết được nhu cầu đặc biệt của khách hàng mình là gì trước khi bắt tay vào cho ra đời sản phẩm. Khi doanh nghiệp khởi nghiệp thì sản phẩm đầu tiên nên cung cấp cho khách hàng thử nghiệm miễn phí kết hợp với hỗ trợ họ trong thời gian dài.
Ngoài ra không nên vội từ bỏ công việc chính để chạy theo khát vọng chưa được chứng minh tính khả thi.
Chi tiền hợp lí kết hợp tiết kiệm tiền
Pardeep Goyal đã bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để đầu tư vào xây dựng văn phòng làm việc cũng như những tiện nghi, thêm nữa là số tiền lương không nhỏ cho nhân viên.
Ông nhận ra rằng mình có thể thực hiện công việc tại nhà và thuê người làm thay vì là nhân viên chính thức để tiết kiệm chi phí và cộng tác viên là một ý tưởng không tồi.
Ngoài ra Pardeep Goyal đã không hề có chiến lược tiếp thị sản phẩm tới khách hàng đúng đắn, một việc làm không thể nào thiếu nếu muốn khởi tạo doanh số đáng kể cho doanh nghiệp, về lâu về dài nếu khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có khách hàng trung thành đầu tiên.
Nên đầu tư vào tiếp thị nội dung và tài liệu bán hàng nếu chọn cách tiếp cận khách hàng thông qua website. Ngược lại rất cần tạo ra những brochure để phô ra thông tin đặc sắc của sản phẩm nếu chọn phương thức tiếp cận khách hàng là offline.
Không ngại học chuyên môn cần thiết cho công việc
Ai cũng có những kĩ năng và chuyên môn riêng, nhưng khi bắt tay vào gây dựng một doanh nghiệp về lĩnh vực khác không đúng với chuyên ngành học, vậy hãy chịu khó mày mò học hỏi kiến thức về lĩnh vực mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Một khi đã có kiến thức chuyên môn thì sẽ đưa ra dược những quyết định đúng đắn thay vì trông cậy hết vào các bộ phận chuyên biệt của doanh nghiệp..
Học cách bán hàng và không ngừng học hỏi
Khi giỏi trong việc bán hàng, bạn đã học được rất nhiều kĩ năng như cách thuyết phục và khả năng đáp ứng mong mỏi của khách hàng. Càng hiểu khách hàng bao nhiêu thì kiến thức có được càng nhiều bấy nhiêu từ đó có những kế hoạch làm lớn mạnh sản phẩm.
Trong bất kì thời buổi nào, ngừng việc thu nạp kiến thức mới, ngừng việc đọc sách là bạn đang tự thu hẹp kiến thức của mình lại. Kiến thức rộng lớn bao la lắm cho nên số kiến thức hiện bạn đang có không là bao đâu. Hãy học kiến thức từ mọi người, mọi nơi bạn đặt chân đến.
Mục tiêu không phải là tiền bạc
Đặt mục tiêu làm cách nào để đem tới cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, làm sao giải quyết các vấn đề của khách hàng để lấy lại sự hài lòng của họ về chất lượng, dịch vụ cho doanh nghiệp chẳng lâu sau mà thần tài gõ cửa doanh nghiệp.