Mỹ - Trung và ván cờ trên khu vực Thái Bình Dương
Lần đầu tiên kể từ cuối Thế chiến II, các quốc gia nhỏ bé ở Thái Bình Dương lại một lần nữa là mối quan tâm chiến lược đối với Mỹ và Trung Quốc.
Khi Diễn đàn Quần Đảo Thái Bình Dương (PIF) lần thứ 50 diễn ra tại Tuvalu, bắt đầu từ ngày 13/8 vừa qua, bên cạnh việc kêu gọi một hành động khẩn cấp và mang tính toàn cầu để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo còn tập trung vào thảo luận một vấn đề không kém phần thời sự khác, là cuộc cạnh tranh tầm ảnh hưởng trong khu vực giữa giữa Washington và Bắc Kinh.
Lần đầu tiên kể từ cuối Thế chiến II, các quốc gia nhỏ bé ở Thái Bình Dương lại một lần nữa là mối quan tâm chiến lược đối với Mỹ và một cường quốc trong khu vực. Cả Washington và Bắc Kinh đang ngày càng nỗ lực gia tăng sự hiện diện của mình tại khu vực bị bỏ qua từ lâu này, nhằm tăng cường sức mạnh ngoại giao và đảm bảo lợi thế chiến lược.
Vào đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã trở thành vị ngoại trưởng đầu tiên của xứ cờ hoa đến thăm Liên bang Micronesia - một đảo quốc ở giữa Thái Bình Dương, nơi ông được chào đón nồng nhiệt.
"Những hòn đảo nhỏ của bạn là những thành trì lớn của tự do", ông Pompeo phát biểu trong chuyến thăm ngắn chỉ kéo dài vài giờ trên đảo Pohnpei - nơi đặt thủ đô Palikir của quốc đảo này.
Trong một diễn biến khác, trong một bài phát biểu không chính thức tại Trung Quốc, ông Pompeo cho biết, "Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào của các quốc gia lớn hơn để biến các đảo và quần đảo trên Thái Bình Dương thành chỗ đứng riêng của Trung Quốc cho sự thống trị của khu vực".
Chủ nhà Liên bang Micronesian, ngài Chủ tịch David Panuelo, đã trấn an Ngoại trưởng Mỹ rằng mối quan hệ của đất nước ông với Trung Quốc chỉ giới hạn trong thương mại, rằng: "Mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ là trên hết và trước hết" Chủ tịch Panuelo nhấn mạnh.
Liên bang Micronesia là một đảo quốc nằm ở Thái Bình Dương, về phía Đông Bắc của Papua New Guinea. Quốc gia này có chủ quyền liên kết tự do với Mỹ, thuộc quyền quản lý của Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ II và trở nên độc lập vào năm 1986. Mỗi quốc gia nhỏ trong liên bang Micronesia đều duy trì quan hệ chặt chẽ với Washington, tạo thành Liên bang các quốc gia liên kết tự do của Micronesia (FAS)
Trải rộng trên một khu vực có kích thước tương đương với diện tích của Mỹ, từ Philippines đến Hawaii và đi qua phía nam lãnh thổ đảo Guam của Mỹ và Khối thịnh vượng chung của Quần đảo Bắc Marianas, FAS tạo thành một hành lang có giá trị chiến lược.
Và theo Hiệp ước Liên kết tự do COFA, quân đội Mỹ có đặc quyền tiếp cận không phận và lãnh hải của Liên bang Micronesia, Cộng hòa quần đảo Marshall và Cộng hòa Palau. Đổi lại, các quốc đảo này nhận được hỗ trợ tài chính. Hiệp ước này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào năm 2024.
Một báo cáo gần đây của Rand Corp mô tả FAS "tương đương với một đường cao tốc chạy qua trung tâm của Bắc Thái Bình Dương vào châu Á". Trong bối cảnh đó, theo nhà phân tích quốc phòng cấp cao Derek Grossman, thì Trung Quốc hoàn toàn nhận thức được giá trị chiến lược của các quốc đảo Thái Bình Dương.
"Trung Quốc đang ngày càng xem các đảo ở Thái Bình Dương là một đích đến quan trọng trong chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực, và Trung Quốc muốn hạn chế càng nhiều càng tốt sự can thiệp quân sự của Mỹ vào bất kỳ một tình huống nào trong khu vực”, ông Grossman nói.
Kết quả là, trong những năm gần đây Bắc Kinh tập trung vào Thái Bình Dương thông qua các biện pháp ngoại giao và kinh tế, chủ yếu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, để tiếp tục phát triển với các quốc đảo Thái Bình Dương.
Mặc dù Mỹ từ lâu đã gây ảnh hưởng đến khu vực, và viện trợ là một phần lớn trong các thỏa thuận với FAS. Tuy nhiên đa phần các thỏa thuận hỗ trợ kinh tế hàng năm này sẽ hết hạn vào năm tài chính 2023 cho Micronesia và Quần đảo Marshall, và năm 2024 đối với quốc đảo Palau.
Trong bối cảnh đó, theo ông Grossman, điều này có thể tạo ra một sự mở cửa cho Trung Quốc. Nếu Washington không thể tìm cách làm mới COFA, hoặc gia hạn chúng ở cùng mức tương đương, thì Bắc Kinh có thể lập luận rằng sáng kiến Vành đai và Con đường của họ có thể giúp lấp đầy khoảng trống tài chính mà Washington để lại.
Chuyên gia Grossman cũng lưu ý rằng một khu vực có vị trí đặc biệt đối với Washington là Chuuk - một trong bốn hòn đảo chính tạo nên Micronesia. Quốc đảo này đã thảo luận về một cuộc bỏ phiếu ly khai khỏi Liên bang Micronesia vào đầu năm 2020.
Nếu hòn đảo này hoàn tất quá trình độc lập khỏi Liên bang, thì thỏa thuận COFA giữa Mỹ-Micronesia sẽ bị phá vỡ, điều này có nghĩa Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đưa ra các chính sách đồng minh ưu đãi đối với Chuuk - do vị trí địa chính trị của quốc đảo này là lý tưởng đối với các hoạt động quân sự.
Mỹ sẽ mất đi quyền chi phối gần như độc quyền tại khu vực FAS! Do vậy, bất kể điều gì xảy ra với FAS ở Bắc Thái Bình Dương, thì Trung Quốc cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng tìm kiếm và mở rộng ra những khu vực có tiềm năng khác.
Càng đi về phía nam, ảnh hưởng của Mỹ càng ít, nhưng tầm quan trọng đối với cường quốc khu vực Nam Thái Bình Dương với các đối tác quốc phòng lâu năm của Mỹ, chẳng hạn như Australia, thì quốc gia này lại coi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu và là một trong những nhà đầu tư lớn lớn nhất.
Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế để gia tăng tầm ảnh hưởng tại các quốc đảo Thái Bình Dương, và Sáng kiến Vành đai và Con đường chắc chắn đã hấp dẫn một số nhà lãnh đạo, bao gồm cả ông Manlieh Sogavare - người đã lên nắm quyền thủ tướng Quần đảo Solomon vào tháng Tư vừa qua.
Các đảo quốc này đang rất cần nâng cấp cơ sở hạ tầng và Trung Quốc đã sẵn sàng hỗ trợ vay vốn cho các dự án trong khu vực, bao gồm dự án cầu cảng trị giá 87 triệu đô la ở Vanuatu, dự án phát triển đường bộ trị giá 85 triệu đô la ở Papua New Guinea và dự án phát triển đường bộ trị giá 136 triệu đô la dự án ở Fiji.
Theo tờ The Guardian, Bộ trưởng Ngoại giao của Sogavare - ông Jeremiah Manele, nói với Thủ tướng Australia - ông Scott Morrison rằng chính phủ Sogavare đang cân nhắc xem có nên quyết định có nên bắt tay với Trung Quốc hay không.
Quốc đảo Sogavare đã lờ đi những cảnh báo từ Mỹ rằng các khoản vay của Trung Quốc có thể khiến quốc gia nằm trong Quần đảo Solomon này rơi vào nợ nần, thậm chí ông Manele còn nói rằng ông đã nhận thức được những rủi ro, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cảnh báo Samoa, Tonga và Vanuatu về khoản nợ của họ đối với Trung Quốc và gánh nặng trả nợ liên quan.
Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của thế giới về những kế hoạch của chính quyền ông Tập Cận Bình nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, và gọi đây là sản phẩm của "tư duy Chiến tranh Lạnh".
Tháng 10 năm ngoái, khi Washington và Canberra tuyên bố hỗ trợ mở rộng căn cứ hải quân Lombrum của Papua New Guinea, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã khẳng định: "Các quốc đảo Thái Bình Dương không nên là nơi ảnh hưởng của bất kỳ Quốc gia nào".