Nga đề xuất nhiều luật mới để cấm sử dụng tiền ảo
Theo một số dự thảo luật được nhóm nghị sĩ Nga đệ trình gần đây, một vài cá nhân có thể phải đối mặt với án tù 7 năm và số tiền phạt lên tới 7.000 USD vì sử dụng Bitcoin trong các giao dịch tài chính.
Ngoài ra, họ cũng sẽ bị phạt vì mua tiền điện tử bằng tiền mặt hoặc chuyển vào những tài khoản được mở tại các ngân hàng Nga. Nếu được thông qua và trở thành luật, các văn bản pháp lý trên sẽ trừng phạt các công ty phát hành hoặc vận hành tiền ảo mà không có sự chấp thuận từ Ngân hàng Trung ương Nga, với mức phạt lên tới hai triệu RUB (khoảng 28.000 USD).
Hơn nữa, đối với những hành vi vi phạm các quy tắc giao dịch với tiền mã hóa, nếu chúng được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ, các công ty có thể phải trả số tiền tương đương 1.000.000 RUB (13.900 USD), và cá nhân chịu phạt ít nhất 200.000 RUB (2.800 USD). Thậm chí, nếu người vi phạm có chức sắc, mức phạt thậm chí lên tới 400.000 RUB (khoảng 5.600 USD).
Một trong những luật được đề xuất nói trên còn lên kế hoạch ngăn chặn hoàn toàn tài sản kỹ thuật số được sử dụng làm phương tiện thanh toán của công dân hoặc các tập đoàn. Những cá nhân nắm giữ tài sản kỹ thuật số sẽ bị buộc phải đăng ký với cơ quan thuế Nga và giải thích cách họ mua được các tài sản này.
Đối với những hành vi vi phạm các quy tắc giao dịch với tiền mã hóa, nếu chúng được sử dụng để thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ, các công ty có thể phải trả số tiền tương đương 1.000.000 RUB (13.900 USD), và cá nhân chịu phạt ít nhất 200.000 RUB (2.800 USD). Thậm chí, nếu người vi phạm có chức sắc, mức phạt thậm chí lên tới 400.000 RUB (khoảng 5.600 USD).
Một dự luật khác đề xuất bổ sung các quy định mới trong Luật Hình sự đối với hoạt động bất hợp pháp liên quan đến tiền điện tử. Các công ty phát hành hoặc lưu hành tài sản tài chính kỹ thuật số “sử dụng các trang web được đăng ký tại Nga hoặc thiết bị kỹ thuật ở Nga” phải chịu trách nhiệm theo đề xuất dự thảo luật này.
Hình phạt có thể được kết hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp nếu gây thiệt hại lớn hoặc đặc biệt lớn cho cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước…
Theo nhiều nhà bình luận, không phải là ngẫu nhiên Nga cấm tiền mã hóa. Có thể nói virus Corona đã khiến thương mại quốc tế lao dốc, đầu tư toàn cầu và giá dầu giảm không phanh. Trong bối cảnh đó, việc cấm tiền mã hóa rất có ý nghĩa.
Các quốc gia khác từng cấm loại tiền này để ngăn tình trạng tháo vốn. Nếu bị cấm hoàn toàn hoặc một phần, người Nga sẽ giữ nhiều RUB hơn và tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán, nơi được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế…