Ngân hàng đầu tiên của nhân loại là một ... đền thờ!

Theo Mỹ Linh/ttvn.vn

Những ngôi nhà thời cổ không có những chiếc két sắt như chúng ta hiện nay, do đó, hầu hết những người giàu có đều giữ chúng tại các ngôi đền thờ riêng...

Những ngôi nhà thời cổ không có những chiếc két sắt như chúng ta hiện nay. Nguồn: internet
Những ngôi nhà thời cổ không có những chiếc két sắt như chúng ta hiện nay. Nguồn: internet

Ngoại trừ những cá nhân cực kỳ giàu có, rất ít người trong số chúng ta mua nhà thông qua các giao dịch bằng tiền mặt. Hầu hết chúng ta cần vay thế chấp, hoặc sử dụng một số hình thức tín dụng để thực hiện một giao dịch mua lớn như vậy. Trên thực tế, nhiều người sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các vật dụng hàng ngày.

Thế giới như chúng ta biết sẽ không thể hoạt động suôn sẻ nếu không có tín dụng hay không có các ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã tồn tại từ rất lâu, trải qua nhiều giai đoạn phát triển để đạt được hiện trạng như ngày nay.

Các khoản tiền gửi "thần thánh"

Các ngân hàng đã xuất hiện kể từ khi các loại tiền tệ đầu tiên được đúc - thậm chí trước đó rất lâu, dưới hình thức này hay hình thức khác.

Vào thời kỳ đầu của các đế chế cổ đại, chuyện đóng thuế thường niên bằng một con lợn khỏe mạnh có thể coi là hợp lý, nhưng khi các đế chế mở rộng hơn, loại hình thanh toán này dần trở nên thiếu thực tế. Ngoài ra, nhu cầu về thứ gì đó có thể trao đổi dễ dàng hơn trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ nước ngoài của các đế chế cũng dần tăng lên. Tiền xu được làm từ nhiều chất liệu với các kích cỡ khác nhau được phục vụ ở nơi mà tiền giấy bị coi là mỏng manh và kém bền.

Tuy nhiên những đồng xu giá trị ấy cần được cất giữ ở những nơi an toàn. Những ngôi nhà thời cổ không có những chiếc két sắt như chúng ta hiện nay, do đó, hầu hết những người giàu có đều giữ chúng tại các ngôi đền thờ riêng. Vô số những linh mục hay nhân viên đền thờ mà chúng ta tin là sùng đạo và trung thực sẽ giúp họ bảo vệ tài sản.

Có những ghi chép từ Hy Lạp, Rome, Ai Cập và Babylon cổ đại cho thấy các ngôi đền, ngoài là nơi cất giữ tiền an toàn, còn cho vay tiền. Hầu hết các ngôi đền là những trung tâm tài chính của thành phố đó, và đó cũng là lý do chính khiến nó luôn bị lục soát gắt gao trong các cuộc chiến tranh.

Tiền xu có thể được tích trữ dễ dàng hơn so với các mặt hàng khác, chẳng hạn như một con lợn nặng 300 pound, do đó đã xuất hiện một lớp thương nhân giàu có cho vay những đồng tiền này kèm theo lãi suất cho những người có nhu cầu. Các ngôi đền thường xử lý các khoản vay lớn, cũng như các khoản vay mang tính quốc gia, và những người chủ ngôi đền cũng độc chiếm luôn số tiền còn lại.

Ngân hàng đầu tiên

Người La Mã, những người xây dựng vĩ đại, và chính quyền của họ, bằng cách thức riêng đã đưa ngân hàng thoát ly khỏi các đền thờ và hợp pháp hóa trong những tòa nhà riêng biệt. Trong thời gian này, những kẻ buôn bán vẫn kiếm được lợi nhuận, như những kẻ cho vay nặng lãi ngày nay, nhưng hầu hết các hoạt động thương mại hợp pháp và các chi tiêu của chính phủ đều liên quan đến việc sử dụng một ngân hàng tổ chức.

Julius Caesar, ở trong một sắc lệnh thay đổi luật của La Mã sau khi ông tiếp quản đất nước, đã đưa ra ví dụ đầu tiên về việc cho phép các chủ ngân hàng tịch thu đất thay cho việc thanh toán các khoản cho vay. Đây là một sự thay đổi lớn về quyền lực trong mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ, vì các quý tộc đất đai đã không thể bị xâm phạm về quyền lợi xuyên suốt lịch sử, mà chỉ chuyển khoản nợ sang các đời con cháu cho đến khi dòng dõi của chủ nợ hoặc con nợ chấm dứt.

Đế chế La Mã cuối cùng đã sụp đổ, nhưng một số tổ chức ngân hàng của nó vẫn tồn tại, khi chủ ngân hàng thuộc giáo hội nổi lên trong Đế chế La Mã thần thánh, và với Hiệp sĩ Đền thánh trong các cuộc Thập tự chinh. Những kẻ cho vay nhỏ lẻ đã không còn hoạt động nhiều nữa bởi chúng thường bị tố cáo là cho vay nặng lãi khi đem so sánh với nhà thờ.

Cuối cùng, các quốc vương khác nhau trị vì châu Âu đã phải công nhận những ưu điểm của các tổ chức ngân hàng. Khi các ngân hàng tồn tại nhờ ân sủng, và trong thời gian trị vì, rất nhiều hoàng tộc theo những luật lệ riêng đã bắt đầu vay tiền nhằm bù đắp cho kho bạc quốc gia trong những thời kỳ khó khăn. Việc vay nợ quá dễ dàng như vậy đã khiến các vị vua rơi vào tình trạng hoang phí vô độ, các cuộc chiến tốn kém, và một cuộc chạy đua vũ trang với các vương quốc láng giềng thường sẽ dẫn đến việc bị đè bẹp nợ nần.

Năm 1557, vua Phillip II của Tây Ban Nha tạo nên gánh nặng cho vương quốc của mình bởi các khoản nợ khổng lồ (được cho là kết quả của một số cuộc chiến tranh vô nghĩa), đến nỗi ông đã gây ra cuộc vỡ nợ quốc gia đầu tiên trên thế giới – và lần thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng liên tiếp xảy ra sau đó. Điều này xảy ra bởi vì 40% tổng sản phẩm quốc gia của đất nước chỉ để dành cho việc xử lý nợ. Xu hướng nhắm mắt làm ngơ trước uy tín tín dụng của các khách hàng lớn đã và đang tiếp tục ám ảnh các ngân hàng trong thời đại ngày nay.