Bổ sung cơ sở pháp lý cho hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng

PV.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư số 13/2018/TT-NHNN liên quan đến các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (điểm a khoản 13 Điều 3, điểm d khoản 1 Điều 39, điểm a khoản 2 Điều 41, khoản 3 Điều 42, điểm c khoản 2 Điều 47) và tiêu chí xác định mức thù lao của trưởng kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ.

Theo Dự thảo Thông tư, rủi ro trọng yếu được xác định như sau: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tập trung; Các rủi ro khác phát sinh từ hoạt động trọng yếu.

Dự thảo Thông tư cũng bổ sung nêu rõ, rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản khoản 23 (Thông tư số 13/2018/TT-NHNN). Trong đó, khách hàng là cá nhân, pháp nhân (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có quan hệ tín dụng, gửi tiền với ngân hàng thương mại, chi nhánh, trừ các đối tác quy định tại điểm b khoản 23.

Dự thảo Thông tư bổ sung quy định liên quan đến rủi ro tín dụng đối tác như sau: Là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này. Trong đó, đối tác là cá nhân, pháp nhân (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có giao dịch với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.

Bên cạnh đó, Dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung quy định về rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hoá trên thị trường (khoản 24 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN); Bổ sung về rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất đối với thu nhập, giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả và giá trị cam kết ngoại bảng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh (Do chênh lệch thời điểm ấn định mức lãi suất mới hoặc kỳ xác định lại lãi suất; Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất của các công cụ tài chính khác nhau nhưng có cùng thời điểm đáo hạn; Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau; Tác động từ các sản phẩm quyền chọn lãi suất, các sản phẩm có yếu tố quyền chọn lãi suất)

Ngoài ra, Dự thảo Thông tư cũng điều chỉnh một số nội dung về rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược..