Nguy cơ từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc đến thế giới

Theo Châu Anh/Bloomberg/ndh.vn

Kinh tế Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết, bao gồm bất đồng thương mại với Mỹ, các khoản nợ khổng lồ và tình trạng ô nhiễm tại quốc gia này.

Điều gì khiến Trung Quốc tăng trưởng chậm? Nguồn: Internet
Điều gì khiến Trung Quốc tăng trưởng chậm? Nguồn: Internet

Các nhà kinh tế học dự đoán, tăng trưởng của Trung Quốc đạt 6,2% trong năm nay,giảm 0,4% so với năm 2018. Đây là mức thấp nhất trong vòng ba thập kỷ.

1. Vì sao Trung Quốc có khả năng tác động đến kinh tế toàn cầu?

Nền kinh tế Trung Quốc trị giá 13.000 tỷ USD, chiếm gần 1/3 tăng trưởng toàn cầu mỗi năm, là nhân tố quan trọng trong việc kích thích việc làm và mức sống trên thế giới.

Nếu Trung Quốc tiếp tục giảm tốc, điều này sẽ cản trở quá trình phục hồi trên toàn cầu. Giảm tốc là điều khó tránh khỏi của một nền kinh tế, nhưng một cuộc khủng hoảng thì sẽ rắc rối hơn nhiều.

2. Tăng trưởng 6%?

Tăng trưởng ở Trung Quốc dự kiến đạt hơn 6% trong năm 2019, mặc dù thấp hơn các năm trước những vẫn gấp đôi mức tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đang gánh một khoản nợ khổng lồ và khả năng trả nợ phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nhằm tạo ra lợi nhuận và nguồn thu từ thuế.

Tăng trưởng chậm là thách thức đối với chính phủ Trung Quốc trong việc ngăn chặn tích tụ nợ, từ nợ chính phủ, nợ doanh nghiệp đến nợ hộ gia đình. Theo tính toán của Bloomberg Economics, mức nợ của Trung Quốc sẽ đạt hơn 300% GDP trong năm 2022.

3. Dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc đang giảm tốc?

Nguy cơ từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc đến thế giới - Ảnh 1

Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại các nước năm 2017. Ảnh: Bloomberg

Tập đoàn Apple lần đầu tiên cắt giảm doanh thu dự kiến sau gần 20 năm. Nguyên nhân là thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống và nhu cầu tiêu dùng thấp hơn tại Trung Quốc. Starbucks rất thành công khi tấn công thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, hãng này cũng bắt đầu tăng trưởng chậm hơn vào năm 2018. Jaguar Land Rover đã phải đóng cửa một nhà máy ở Mỹ, do nhu cầu thấp ở Trung Quốc. Đây chỉ có 3 cái tên phổ biến trong hàng nghìn doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế Trung Quốc lao dốc.

Người Trung Quốc tiêu dùng tới 1/3 sản lượng hàng hóa xa xỉ toàn cầu vào năm 2017, khiến các công ty như Louis Vuitton, Gucci và Hermès phụ thuộc rất nhiều vào quốc gia này.

Ngành du lịch toàn cầu cũng chung một mối lo ngại. Du khách Trung Quốc chiếm hơn 1/5 doanh thu từ du lịch quốc tế, gần gấp đôi so với Mỹ.

4. Ảnh hưởng của Trung Quốc đến các quốc gia khác như thế nào?

Nguy cơ từ nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc đến thế giới - Ảnh 2

Những sản phẩm Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất trong năm 2017. Ảnh: Bloomberg

Theo một báo cáo của Bloomberg Economics, suy thoái ở Trung Quốc có thể khiến Mỹ mất 1,5% GDP. Trong số các nước xuất khẩu hàng hóa, Nga chịu tổn hại nhiều nhất. Singapore, Hong Kong – 2 địa điểm phụ thuộc vào thương mại Trung Quốc cũng chịu thiệt hại nặng nề. Đài Loan, Thái Lan và các nước cung ứng linh kiện cho Trung Quốc cũng chịu sự đe đọa. Theo ước tính của Deutsche Bank AG, xuất khẩu điện thoại của Trung Quốc sang Mỹ đạt 45 tỷ USD, tuy nhiên, 80% số đó được sản xuất bởi các linh kiện thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ hoặc nhập khẩu từ các nước châu Á.

5. Điều gì khiến Trung Quốc tăng trưởng chậm?

Tốc độ tăng trưởng đột phá như trước đây không thể duy trì mãi mãi. Khi dân số già đi, lượng người trong độ tuổi lao động giảm bớt, dẫn đến không đủ nhân lực lao động nhằm gia tăng sản lượng. Cơ sở hạ tầng đầy đủ làm giảm bớt các cơ hội đầu tư dễ sinh lời, đồng thời, áp lực từ khoản nợ khổng lồ khiến Trung Quốc phải trả lại các khoản tiền đầu tư trước đó.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ và các chính sách của Tập Cận Bình nhằm giảm nợ quốc gia và tái tạo môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Doanh số bán lẻ, vốn là trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc, gần đây cũng tăng trưởng chậm lại. Doanh số ngành công nghiệp ôtô năm 2018 lần đầu tiên giảm sau gần 30 năm.

6. Trung Quốc đang làm gì?

Các kích thích sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giúp Trung Quốc thoát khỏi suy thoái như Mỹ, tuy nhiên, biện pháp này khiến Trung Quốc phải gánh một khoản nợ khổng lồ. Hiện tại, nước này nỗ lực ngăn chặn suy thoái, đồng thời tránh gánh thêm nợ.

Trung Quốc đưa ra các giải pháp kích thích doanh số bán ôtô và đồ gia dụng, đồng thời làm sạch khối ngân hàng, giảm thuế, cắt giảm các chính sách tiền tệ, tăng thêm các dự án cơ sở hạ tầng, tăng lợi suất trái phiếu. Trong năm 2018, Trung Quốc đã 4 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại một số ngân hàng thương mại, điều này kích thích các ngân hàng cho vay. Lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016, Trung Quốc áp dụng chính sách này cho tất cả ngân hàng.