Nhà máy điện rác góp phần giải bài toán môi trường

Hoàng Minh

Việt Nam đang đặc biệt quan tâm, tập trung tháo gỡ mọi nút thắt để các nhà máy đốt rác phát năng lượng, hiện thực hóa quyết tâm hành động vì môi trường sạch, song hành cùng phát triển kinh tế.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội).
Nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội).

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là 60.000 tấn/ngày; trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đáng chú ý, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa đạt 100%. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng từ 10-16%/năm.

Về tỷ lệ xử lý chất thải theo các phương pháp xử lý, hiện nay khoảng 71% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp (chưa tính lượng bãi thải từ các cơ sở chế biến phân compost và tro xỉ phát sinh từ các lò đốt). Ngoài ra, khoảng 16% tổng lượng chất thải được xử lý tại các nhà máy chế biến phân compost và khoảng 13% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt và các phương pháp khác.

Vấn để xử lý rác luôn là một bài toán khó cả về môi trường và kinh tế đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo đó, xây dựng nhà máy điện rác sẽ là một giải pháp hiệu quả, góp phần giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi...

Nhà máy điện rác là một loại nhà máy sản xuất điện năng bằng cách đốt cháy rác thải, cũng được gọi là nhà máy xử lý rác thải. Quá trình này tạo ra nhiệt năng từ việc đốt cháy rác, sau đó sử dụng nhiệt năng này để tạo ra hơi nước, điều này lại tạo ra hơi nước tạo ra hơi nước để tạo ra hơi nước để tạo ra hơi nước và điện. Điện rác có thể giúp xử lý rác thải một cách hiệu quả và đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.

Hiện, Việt Nam đang có một số nhà máy điện rác vận hành hiệu quả như Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội, với công suất 4.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 75 MW; Dự án nhà máy điện rác Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận) với công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW; Dự án nhà máy điện rác Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ), với công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW; Dự án nhà máy điện rác Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) với công suất mỗi nhà máy là 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW…

Trong đó, Nhà máy điện rác Sóc Sơn (thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) hiện đang vận hành 3/5 lò đốt, xử lý được khoảng 3 nghìn tấn rác/ngày đêm. Theo lãnh đạo nhà máy, nếu được cấp phép hoạt động hết công suất 5/5 lò đốt sẽ xử lý được khoảng 4-5 nghìn tấn rác/ngày đêm.

Tới đây, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100%. Hà Nội cũng đang tập trung triển khai công nghệ hiện đại nhất để xử lý rác thải, dự kiến giai đoạn đến năm 2030, thành phố sẽ giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại.

Vừa qua, tại xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp phát điện đã chính thức đi vào vận hành (tháng 11/2023). Đây là nhà máy điện rác đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động. Nhà máy có chức năng xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt với công suất 180 tấn rác/ngày, đêm; công suất phát điện là 6,1MW.

Việc vận hành nhà máy điện rác tại Bắc Ninh được kỳ vọng sẽ sớm trở thành hình mẫu tiên phong trao đổi chứng chỉ carbon theo thỏa thuận Paris và thỏa thuận song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

 

Xây dựng nhà máy điện rác sẽ là một giải pháp hiệu quả, góp phần giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.