Nhà ở xã hội: Người thu nhập thấp vẫn chờ
(Tài chính) Sau đủ điều bất cập trong thực thi bộ tiêu chí xét duyệt, thủ tục mua nhà ở xã hội, cơ quan đầu ngành đã thực sự vào cuộc. Tuy nhiên, bài toán thị trường còn rất nan giải.
Tại Hội thảo về nhà ở xã hội tại Việt Nam và bài học từ kinh nghiệm quốc tế (do Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức), "nút thắt" thủ tục được cởi gỡ, nhưng vẫn còn đó không ít trở lực.
"Một cửa", có cửa cho "đi đêm"?
Tại Hội thảo, nhiều kinh nghiệm về phát triển, quản lý loại hình nhà ở diện tích 30-70m2 (không quy định số tầng) đã được "mổ xẻ" phân tích rất chi tiết. Người khen, kẻ chê, có vị lại hiến kế bằng nhiều dẫn chứng thực tế ở các quốc gia đông dân, tốc độ đô thị hóa cao (như Brazil).
Nếu áp dụng một cửa, 50% thủ tục xét duyệt vay vốn của người thu nhập thấp được tiết giảm. Vấn đề ở chỗ, "gánh nặng" sẽ đè lên vai cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đó. Kiểm tra và xác nhận điều kiện ở của cá nhân là điều không đơn giản. Bản thân các cơ quan hành chính còn gặp khó và không dám xác nhận, cơ sở để trút trách nhiệm lên doanh nghiệp sử dụng lao động càng mông lung.
Không ai dám chắc tình trạng "dài cổ chờ xác nhận" của người thu nhập thấp sẽ chấm dứt (chắc chắn chẳng doanh nghiệp nào mặn mà với công việc xác minh điều kiện ở của nhân viên vì mất thời gian, chi phí cơ hội). Thêm nữa, việc "đi đêm" giữa doanh nghiệp và người lao động cũng không loại trừ. Đây là khả năng trong tương lai, rõ ràng cơ quan hoạch định chính sách cần cân nhắc để xây dựng chế tài quản lý, hậu kiểm thật sự minh bạch.
Khó đủ đường?!
Đặt giả thiết chế độ "xác nhận một cửa" được thực hiện thông suốt và minh bạch, cơ hội tiếp cận vốn vay từ gói 30.000 tỷ đồng của người thu nhập thấp (đã đủ điều kiện về thu nhập và nơi ở) để mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại tương ứng (diện tích dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng) vẫn phụ thuộc vào nhà băng cũng như rổ hàng hóa đủ đa dạng và chất lượng.
Đối với công tác giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, đại diện Bộ Xây dựng vừa khẳng định, "Chậm là do ngân hàng. Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng nằm ở ngân hàng và ngân hàng có trách nhiệm giải quyết". Bộ Xây dựng cùng với các ngân hàng tích cực đề ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc độ giải ngân…
Khó khăn tìm đến "giấc mơ" an cư của hàng chục triệu người lao động thu nhập thấp mỗi lúc một gia tăng. Điều kiện "cần" đang được Bộ Xây dựng rốt ráo chỉ đạo thực hiện. Điều kiện "đủ" là… thuyết phục được ngân hàng mở hầu bao bằng chứng minh khả năng trả nợ của cá nhân, cũng như tính thanh khoản tốt của dự án trong tương lai.
Thấu hiểu được mặt bằng thu nhập chung của người dân so với tốc độ lạm phát nền kinh tế, Bộ Xây dựng kiến nghị gia hạn vay (từ 10-15 năm), giảm lãi suất nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cho người vay tiền từ gói hỗ trợ (nhưng vẫn chờ ngân hàng). Về phía doanh nghiệp, ưu ái dành cho các đơn vị tạo lập nhà ở xã hội vốn rất nhiều, nhưng tình trạng công trình nhà thu nhập thấp chậm tiến độ, "đắp chiếu" vì chủ đầu tư hết… tiền vẫn tái diễn ở nhiều địa phương.
Mới đây nhất, "thảm cảnh" nhiều dự án nhà ở xã hội tại Đồng Nai bị đình đốn (các dự án nhà ở xã hội tại P.Bửu Hòa, dự án nhà thu nhập thấp ở P. Tam Hòa (TP. Biên Hòa); dự án nhà ở xã hội ở xã An Viễn (huyện Trảng Bom); dự án nhà ở xã hội tại xã Long Giao (huyện Cẩm Mỹ)… Nguyên nhân được chỉ ra là các chủ đầu tư không đạt điều kiện về vốn đối ứng, năng lực thấp, dự án kém khả thi nên cửa vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng vẫn khép chặt.
Đối với vấn đề giá thành nhà ở xã hội, những khách hàng mua nhà thực sự vẫn băn khoăn về chuyện nhà ở thương mại "át vía" nhà ở xã hội cả về giá lẫn hạ tầng xã hội, tiện ích dân sinh. Điểm những dự án tiêu biểu hiện tại, hầu hết đều có vị trí xa trung tâm, hạ tầng kỹ thuật đang trong quá trình hoàn thiện, hoặc… chưa có gì. Những quần thể "đáng sống" như Đặng Xá (Gia Lâm) chỉ là hiếm hoi so với các trường hợp cư dân đòi trả lại nhà sau khi mua (dự án Kiến Hưng), hay "Thượng đế tố" doanh nghiệp sử dụng đơn vị vận hành sai quy trình (dự án Ngô Thì Nhậm, Hà Đông). Thậm chí, nguy cơ chất tải hạ tầng vẫn hiển hiện vì Nhà nước không quy định số tầng nhà ở xã hội…
"Một cửa", có cửa cho "đi đêm"?
Tại Hội thảo, nhiều kinh nghiệm về phát triển, quản lý loại hình nhà ở diện tích 30-70m2 (không quy định số tầng) đã được "mổ xẻ" phân tích rất chi tiết. Người khen, kẻ chê, có vị lại hiến kế bằng nhiều dẫn chứng thực tế ở các quốc gia đông dân, tốc độ đô thị hóa cao (như Brazil).
Lãnh đạo Bộ Xây dựng thừa nhận khiếm khuyết của thị trường bất động sản nhiều năm qua, với tỷ trọng phát triển bất động sản cao cấp quá lớn so với dòng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của đại bộ phận người lao động tại đô thị. Đồng thời, đề cập trực tiếp với vấn đề thủ tục xác nhận điều kiện ở và thu nhập của người thu nhập thấp để vay vốn mua nhà, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam hé lộ về cơ chế "một cửa" cho người dân. Cụ thể, Bộ Xây dựng tới đây sẽ sửa quy định cho phép người thu nhập thấp khi vay vốn mua nhà, thay vì phải "hai con dấu" (của cơ quan đang làm việc và chính quyền địa phương), chỉ cần "một con dấu" xác nhận về tình trạng nhà ở và thu nhập tại cơ quan nơi làm việc.
Bất cập và cũng khó khăn cho cơ quan chính quyền địa phương xác nhận điều kiện ở vì "sợ" không đúng. Đương nhiên, tiếp cận nhà ở xã hội càng khó vì đa phần sức mua của người lao động phụ thuộc vào tiền vay ưu đãi của ngân hàng.Nếu áp dụng một cửa, 50% thủ tục xét duyệt vay vốn của người thu nhập thấp được tiết giảm. Vấn đề ở chỗ, "gánh nặng" sẽ đè lên vai cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đó. Kiểm tra và xác nhận điều kiện ở của cá nhân là điều không đơn giản. Bản thân các cơ quan hành chính còn gặp khó và không dám xác nhận, cơ sở để trút trách nhiệm lên doanh nghiệp sử dụng lao động càng mông lung.
Không ai dám chắc tình trạng "dài cổ chờ xác nhận" của người thu nhập thấp sẽ chấm dứt (chắc chắn chẳng doanh nghiệp nào mặn mà với công việc xác minh điều kiện ở của nhân viên vì mất thời gian, chi phí cơ hội). Thêm nữa, việc "đi đêm" giữa doanh nghiệp và người lao động cũng không loại trừ. Đây là khả năng trong tương lai, rõ ràng cơ quan hoạch định chính sách cần cân nhắc để xây dựng chế tài quản lý, hậu kiểm thật sự minh bạch.
Khó đủ đường?!
Đặt giả thiết chế độ "xác nhận một cửa" được thực hiện thông suốt và minh bạch, cơ hội tiếp cận vốn vay từ gói 30.000 tỷ đồng của người thu nhập thấp (đã đủ điều kiện về thu nhập và nơi ở) để mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại tương ứng (diện tích dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng) vẫn phụ thuộc vào nhà băng cũng như rổ hàng hóa đủ đa dạng và chất lượng.
Đối với công tác giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, đại diện Bộ Xây dựng vừa khẳng định, "Chậm là do ngân hàng. Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng nằm ở ngân hàng và ngân hàng có trách nhiệm giải quyết". Bộ Xây dựng cùng với các ngân hàng tích cực đề ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc độ giải ngân…
Khó khăn tìm đến "giấc mơ" an cư của hàng chục triệu người lao động thu nhập thấp mỗi lúc một gia tăng. Điều kiện "cần" đang được Bộ Xây dựng rốt ráo chỉ đạo thực hiện. Điều kiện "đủ" là… thuyết phục được ngân hàng mở hầu bao bằng chứng minh khả năng trả nợ của cá nhân, cũng như tính thanh khoản tốt của dự án trong tương lai.
Thấu hiểu được mặt bằng thu nhập chung của người dân so với tốc độ lạm phát nền kinh tế, Bộ Xây dựng kiến nghị gia hạn vay (từ 10-15 năm), giảm lãi suất nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cho người vay tiền từ gói hỗ trợ (nhưng vẫn chờ ngân hàng). Về phía doanh nghiệp, ưu ái dành cho các đơn vị tạo lập nhà ở xã hội vốn rất nhiều, nhưng tình trạng công trình nhà thu nhập thấp chậm tiến độ, "đắp chiếu" vì chủ đầu tư hết… tiền vẫn tái diễn ở nhiều địa phương.
Mới đây nhất, "thảm cảnh" nhiều dự án nhà ở xã hội tại Đồng Nai bị đình đốn (các dự án nhà ở xã hội tại P.Bửu Hòa, dự án nhà thu nhập thấp ở P. Tam Hòa (TP. Biên Hòa); dự án nhà ở xã hội ở xã An Viễn (huyện Trảng Bom); dự án nhà ở xã hội tại xã Long Giao (huyện Cẩm Mỹ)… Nguyên nhân được chỉ ra là các chủ đầu tư không đạt điều kiện về vốn đối ứng, năng lực thấp, dự án kém khả thi nên cửa vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng vẫn khép chặt.
Đối với vấn đề giá thành nhà ở xã hội, những khách hàng mua nhà thực sự vẫn băn khoăn về chuyện nhà ở thương mại "át vía" nhà ở xã hội cả về giá lẫn hạ tầng xã hội, tiện ích dân sinh. Điểm những dự án tiêu biểu hiện tại, hầu hết đều có vị trí xa trung tâm, hạ tầng kỹ thuật đang trong quá trình hoàn thiện, hoặc… chưa có gì. Những quần thể "đáng sống" như Đặng Xá (Gia Lâm) chỉ là hiếm hoi so với các trường hợp cư dân đòi trả lại nhà sau khi mua (dự án Kiến Hưng), hay "Thượng đế tố" doanh nghiệp sử dụng đơn vị vận hành sai quy trình (dự án Ngô Thì Nhậm, Hà Đông). Thậm chí, nguy cơ chất tải hạ tầng vẫn hiển hiện vì Nhà nước không quy định số tầng nhà ở xã hội…