Nhận diện những “cạm bẫy”
(Tài chính) Dù đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu (XK) vào thị trường Hoa Kỳ trong năm 2013, tuy nhiên, thị trường này vẫn là thị trường khó tính, ẩn chứa nhiều rủi ro nhất cho các doanh nghiệp XK của Việt Nam. Phóng viên đã trao đổi với Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ - ông Đào Trần Nhân về vấn đề này.
Ông Đào Trần Nhân
Ông Đào Trần Nhân: Năm 2013 là năm thắng lợi của XK Việt Nam nói chung cũng như XK vào thị trường Mỹ nói riêng. Tổng XK của Việt Nam trong năm 2013 dự kiến đạt 133 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 16,6%.
Riêng đối với thị trường Mỹ, con số XK vào thị trường này trong 11 tháng XK năm 2013 đạt 23,5 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2013, kim ngạch XK vào Hoa Kỳ lần đầu tiên vượt con số 25 tỷ USD, và đạt tốc độ tăng trưởng 22,5%. Như vậy, nếu so với tổng kim ngạch XK, có thể thấy rõ rằng, kim ngạch XK vào Hoa Kỳ thường chiếm 20% tổng kim ngạch XK của Việt Nam.
Chúng tôi dự tính, tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam khoảng hơn 5 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào khoảng 30 tỷ USD. Với mức kim ngạch xuất nhập khẩu này, năm nay chúng ta đạt một mức xuất siêu vào thị trường này khá ấn tượng, ước tính đạt mức 20 tỷ USD. Và với con số xuất siêu vào thị trường Hoa Kỳ cao như vậy, tôi cho rằng, cũng bù đắp lại được những con số Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc trong năm qua.
Riêng đối với thị trường Mỹ, con số XK vào thị trường này trong 11 tháng XK năm 2013 đạt 23,5 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2013, kim ngạch XK vào Hoa Kỳ lần đầu tiên vượt con số 25 tỷ USD, và đạt tốc độ tăng trưởng 22,5%. Như vậy, nếu so với tổng kim ngạch XK, có thể thấy rõ rằng, kim ngạch XK vào Hoa Kỳ thường chiếm 20% tổng kim ngạch XK của Việt Nam.
Chúng tôi dự tính, tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam khoảng hơn 5 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào khoảng 30 tỷ USD. Với mức kim ngạch xuất nhập khẩu này, năm nay chúng ta đạt một mức xuất siêu vào thị trường này khá ấn tượng, ước tính đạt mức 20 tỷ USD. Và với con số xuất siêu vào thị trường Hoa Kỳ cao như vậy, tôi cho rằng, cũng bù đắp lại được những con số Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc trong năm qua.
Với những kết quả đạt được năm 2013, mục tiêu XK của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2014 sẽ được đặt ra thế nào, thưa ông?
Năm 2014, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam. Ước tính, nếu Việt Nam tiếp tục duy trì được tinh thần như năm 2013 thì năm 2014 tới đây, dự tính kim ngạch XK tăng trưởng vào thị trường Hoa Kỳ sẽ đạt mức 10%. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hàng hóa XK vào thị trường này thường gặp rất nhiều rào cản về thương mại.
Có thể khẳng định, hàng hóa XK của Việt Nam không vào một đất nước nào lại khó khăn và nhiều "chông gai” như vào Hoa Kỳ. Hầu như năm nào, chúng ta cũng phải đối diện với những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp… mà thường các vụ kiện này lại "nhắm” vào các mặt hàng có kim ngạch XK cao như thủy sản (tôm, cá tra, cá ba sa), hàng may mặc, da giày. Đây là những mặt hàng XK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng XK của Việt Nam và là những ngành XK chủ lực của ta.
Có thể khẳng định, hàng hóa XK của Việt Nam không vào một đất nước nào lại khó khăn và nhiều "chông gai” như vào Hoa Kỳ. Hầu như năm nào, chúng ta cũng phải đối diện với những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp… mà thường các vụ kiện này lại "nhắm” vào các mặt hàng có kim ngạch XK cao như thủy sản (tôm, cá tra, cá ba sa), hàng may mặc, da giày. Đây là những mặt hàng XK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng XK của Việt Nam và là những ngành XK chủ lực của ta.
Vậy, thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng như các cơ quan chức năng đã có giải pháp gì để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp XK Việt Nam vượt qua khó khăn khi vào thị trường khó tính này, thưa ông?
Thực chất, thị trường Hoa Kỳ không phải là một thị trường thương mại thông thường mà đây là thị trường có tính chính trị khá cao. Những mặt hàng XK của Việt Nam vào thị trường này thường gặp phải nhiều trắc trở do có một nhóm lợi ích tìm cách làm khó. Nhóm lợi ích này thường xuyên tìm cách dựng lên các rào cản thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp… với mục tiêu ngăn cản hàng hóa XK của Việt Nam vào nước họ, và cũng nhằm bảo hộ thị trường nội địa của họ. Hầu như năm nào, chúng ta cũng gặp phải những vụ kiện tụng ở thị trường này.
Trong thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã phối hợp chặt chẽ với các ngành hàng, với từng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn đang theo đuổi các vụ kiện để cùng tìm cách đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp của ta thắng kiện. Trong tất cả các vụ tranh tụng tại Hoa Kỳ, Thương vụ đều sát cánh với các doanh nghiệp, cùng với các Luật sư tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp XK của Việt Nam vượt qua các rào cản.
Cụ thể, trong năm 2013, nhờ sự gắn kết chặt chẽ của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ với các doanh nghiệp cũng như bản thân các doanh nghiệp nỗ lực, cố gắng vượt khó, chúng ta đã chiến thắng Hoa Kỳ trong vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tôm XK của Việt Nam. Con tôm nhờ đó đã được "minh oan” và nhờ thắng lợi này, chúng ta đã được hưởng mức thuế XK 0% mặt hàng tôm vào Hoa Kỳ
Cụ thể, trong năm 2013, nhờ sự gắn kết chặt chẽ của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ với các doanh nghiệp cũng như bản thân các doanh nghiệp nỗ lực, cố gắng vượt khó, chúng ta đã chiến thắng Hoa Kỳ trong vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tôm XK của Việt Nam. Con tôm nhờ đó đã được "minh oan” và nhờ thắng lợi này, chúng ta đã được hưởng mức thuế XK 0% mặt hàng tôm vào Hoa Kỳ
Vậy, ông có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp XK Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp đang chuẩn bị hành trang bước ra thị trường thế giới?
Đối với việc tư vấn chính sách, hàng năm chúng tôi có các báo cáo thường niên về những rào cản thương mại của tất cả các nước, không riêng gì Mỹ và cập nhậy các báo cáo đó về các Bộ, ngành liên quan ở Việt Nam.
Ngoài ra, những chính sách mới ban hành liên quan đến hàng XK của Việt Nam vào thị trường quốc tế như Luật hiện đại hóa về vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến hàng rào kỹ thuật hàng XK Việt Nam, Thương vụ có nghiên cứu sâu và đưa ra những chính sách hợp lý, kiến nghị tới các ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để có thể cập nhật kịp thời, phổ biến đến các doanh nghiệp những chính sách, luật lệ mới giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt và tránh được những phiền toái ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo rằng, để tránh được những rào cản thương mại khi thâm nhập vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin, luật lệ các nước về mọi vấn đề liên quan đến các rào cản thương mại, để hạn chế được thấp nhất những kiện tụng từ phía nước nhập khẩu.
Ngoài ra, những chính sách mới ban hành liên quan đến hàng XK của Việt Nam vào thị trường quốc tế như Luật hiện đại hóa về vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến hàng rào kỹ thuật hàng XK Việt Nam, Thương vụ có nghiên cứu sâu và đưa ra những chính sách hợp lý, kiến nghị tới các ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để có thể cập nhật kịp thời, phổ biến đến các doanh nghiệp những chính sách, luật lệ mới giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt và tránh được những phiền toái ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo rằng, để tránh được những rào cản thương mại khi thâm nhập vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin, luật lệ các nước về mọi vấn đề liên quan đến các rào cản thương mại, để hạn chế được thấp nhất những kiện tụng từ phía nước nhập khẩu.
Trân trọng cảm ơn ông!