Nhiều kiến nghị giải quyết nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội
(Tài chính) Với cơ cấu thị trường lao động như hiện nay, việc khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) là hết sức quan trọng để tạo thêm nguồn cho quỹ BHXH. Vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, tổ chức liên quan, đặc biệt là BHXH Việt Nam và cơ quan thuế trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Đó là ý kiến của ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi trao đổi với phóng viên bên lề hội thảo: Vấn đề thu, nợ BHXH.
Ông Hoàng Văn Dũng
Ông Hoàng Văn Dũng: Thực trạng nợ BHXH của các DN đã kéo dài nhiều năm, vì thế không chỉ dẫn đến nguy cơ đổ vỡ quỹ mà còn xâm hại đến quyền lợi của người lao động (NLĐ). Mặc dù cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp nhưng số nợ đóng BHXH vẫn không hề giảm, thậm chí ngày càng tăng. Tình hình nợ, trốn đóng BHXH vẫn diễn ra khá phổ biến, tập trung ở các DN ngành giao thông, xây dựng, các đơn vị ngoài quốc doanh và cả DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nợ BHXH cũng rất đa dạng và phức tạp, như đóng BHXH, BHYT chưa đầy đủ; nợ kéo dài, chây ỳ với số tiền lớn làm ảnh hưởng đến các chế độ của NLĐ.
Hiện nay, trong số trên 300.000 DN tổ chức đang hoạt động, thì cơ quan bảo hiểm chỉ quản lý được gần 150.000 đơn vị đóng BHXH. Như vậy có đến 50% số DN trốn đóng BHXH, chưa kể một bộ phận không nhỏ DN nợ đọng, chây ỳ tiền BHXH. Còn theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến nay, cả nước có hơn 47.315 đơn vị với gần 674.000 lao động còn nợ tiền BHXH, với số tiền nợ là 11.562 tỷ đồng, bằng 6,49% kế hoạch giao thu. Với tình trạng này, nếu không có biện pháp buộc chủ sử dụng lao động tuân thủ pháp luật về BHXH thì đến năm 2020 Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
Hiện nay, trong số trên 300.000 DN tổ chức đang hoạt động, thì cơ quan bảo hiểm chỉ quản lý được gần 150.000 đơn vị đóng BHXH. Như vậy có đến 50% số DN trốn đóng BHXH, chưa kể một bộ phận không nhỏ DN nợ đọng, chây ỳ tiền BHXH. Còn theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến nay, cả nước có hơn 47.315 đơn vị với gần 674.000 lao động còn nợ tiền BHXH, với số tiền nợ là 11.562 tỷ đồng, bằng 6,49% kế hoạch giao thu. Với tình trạng này, nếu không có biện pháp buộc chủ sử dụng lao động tuân thủ pháp luật về BHXH thì đến năm 2020 Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến tình hình nợ đọng BHXH không ngừng gia tăng hiện nay?
Tình trạng nợ BHXH có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả việc do NLĐ tự nguyện đóng thấp hơn để không bị ảnh hưởng đến thu nhập hiện tại. Đa số các DN đều đóng BHXH trên số lao động đã đăng ký, nhưng trên thực tế số lao động tại DN có thể còn cao hơn do làm việc theo mùa vụ. Một nguyên nhân nữa là từ năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh (SXKD), dẫn đến DN không có khả năng tài chính để đóng đủ BHXH. Ngoài ra, còn do cơ chế, chính sách pháp luật chưa đầy đủ, chặt chẽ để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đáng bàn là hình thức xử phạt hành chính hiện tại trong lĩnh vực BHXH còn thấp so với lãi suất của ngân hàng, nên không ít DN đã cố tình chây ỳ, chậm đóng BHXH nhằm chiếm dụng tiền để đầu tư, kinh doanh hay cho các mục đích khác.
Luật BHXH (sửa đổi) đang được kỳ vọng sẽ xây dựng hài hòa quan hệ lao động và giải quyết được nguy cơ vỡ quỹ BHXH. Vậy VCCI có giải pháp nào để đảm bảo lợi ích người lao động và người sử dụng lao động (DN), thưa ông?
Để giải quyết nguy cơ vỡ quỹ BHXH, việc đầu tiên là các cơ quan chức năng cần kiểm tra và xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đồng thời tăng cường tuyên truyền vận động các DN và NLĐ thực hiện nghiêm quy định đóng BHXH. Tiếp đến, cần sớm ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung của luật BHXH. Bên cạnh đó, BHXH khẩn trương áp dụng phương thức nộp hồ sơ, đăng ký tăng giảm qua phần mềm để rút ngắn thời gian chờ đợi, vừa giảm tải được công việc vừa tránh được sai sót.
Xét trên thực tiễn hoạt động của DN, việc ban hành chính sách của Nhà nước có liên quan đến BHXH và các hình thức bảo hiểm bắt buộc khác cần phải được tính toán hợp lý, dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng phải căn cứ vào tình hình kinh tế và sức khỏe của DN để không tạo thêm sức ép đối với SXKD.
Bên cạnh đó, BHXH cần tiếp tục cải cách TTHC nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN trong việc thu, nộp BHXH cho NLĐ. Đặc biệt, với cơ cấu thị trường lao động như hiện nay, việc khuyến khích, thúc đẩy các DN ngoài quốc doanh tham gia vào hệ thống BHXH là hết sức quan trọng để tạo thêm nguồn cho quỹ bảo hiểm. Vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan, tổ chức liên quan, đặc biệt là BHXH Việt Nam và cơ quan thuế trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN phát triển SXKD và thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính theo luật định.
Xin cảm ơn ông!