Những bộ óc kinh doanh hàng đầu trong đại dịch

Huyền Nhung

Một năm sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch Covid-19 bùng phát thành đại dịch toàn cầu vào ngày 11/3/2020, các quy chuẩn mới đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện hàng loạt các tỷ phú, những người đã tận dụng được thòi cơ, đổi mới để tăng số tiền trong khối tài sản của mình.

Dưới đây là những nhà lãnh đạo và người tiên phong đáng chú ý trong năm vừa qua. Họ định hình thị trường và góp phần đảm bảo cuộc sống của mọi người theo nhiều mặt như: sức khoẻ, việc làm, bữa ăn và cả tinh thần.

Albert Bourla: 1 tỷ đô mang đến hi vọng

Ảnh Albert Bourla – Nguồn: Internet
Ảnh Albert Bourla. Nguồn: Internet.

Hai tháng sau đại dịch, 5 triệu ca nhiễm là minh chứng cho việc vi-rút lây lan theo cấp số nhân, và cách tốt nhất để ngăn chặn đại dịch là vắc xin. Điều đó đặt ra câu hỏi: Bao lâu sẽ có một loại vắc-xin khả dụng?

Giám đốc điều hành của Pfizer, Albert Bourla đã quyết tâm đưa ra câu trả lời bằng cách sẵn sàng chi 1 tỷ đô vào năm 2020 để phát triển và sản xuất vắc xin mà chưa biết rằng liệu vắc-xin có thực sự hiệu quả: “Tốc độ là điều tối quan trọng”. Chỉ 7 tháng sau, thương vụ trên đã được đền đáp khi vắc-xin của Pfizer được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Anh, tiếp theo là Canada và Hoa Kỳ.

Eric Yuan: Thế giới thực tế ảo

Ảnh Eric Yuan. Nguồn: Internet.
Ảnh Eric Yuan. Nguồn: Internet.

Khi thế giới thu hẹp và mọi người phải ở nhà lâu hơn, ứng dụng Zoom nổi lên như một trong những công cụ hàng đầu để giữ cho các doanh nghiệp phát triển, học sinh được học tập, bạn bè và gia đình được kết nối thông qua những cuộc họp trực tuyến.

Zoom cho biết họ đã đạt 200 triệu người dùng hàng ngày vào tháng 3/2020, tăng 20 lần so với mức tốt nhất năm 2019, đưa nhà sáng lập và giám đốc điều hành nền tảng này là Eric Yuan lọt top 100 người giàu nhất thế giới trong năm 2020.

Vladimir Tenev & Baiju Bhatt: môi giới chứng khoán trực tuyến

Khi thị trường chứng khoán đứng trước áp lực của đại dịch, hàng triệu người bắt đầu sử dụng Robinhood, một ứng dụng giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Hai tỷ phú đồng sáng lập nền tảng này là Vlad Tenev, 34 tuổi và Baiju Bhatt, 36 tuổi, cam kết sẽ "dân chủ hóa tài chính cho tất cả mọi người", tuy nhiên họ đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận.

Song với sự phát triển nhanh chóng của Robinhood Markets đã khiến Phố Wall bất ngờ. Nền tảng này kiếm tiền bằng cách tự động thực hiện giao dịch cho khách hàng hoặc từ các tài khoản đăng ký trả phí cho dịch vụ “Vàng” của mình, cho phép người dùng truy cập vào tiền gửi tức thì và đầu tư ký quỹ.

Reed Hastings:  Dịch vụ truyền hình trực tuyến

Ảnh: Reed Hastings – Nguồn: Internet
Ảnh Reed Hastings. Nguồn: Internet

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá các đế chế truyền thông giải trí, với việc Disney đóng cửa các công viên giải trí, Warner Bros, trì hoãn việc phát hành các dự án phim lớn và AMC đóng cửa các rạp chiếu phim. Song, đây là một lợi thế và cũng là đà phát triển cho Netflix.

Được dẫn dắt bởi nhà đồng sáng lập kiêm đồng giám đốc điều hành Reed Hastings, 60 tuổi, Netflix đã tiếp cận số lượng người dùng trong sáu tháng đầu năm 2020 gần như bằng cả năm 2019 và vượt qua con số kỷ lục 204 triệu người đăng ký trên toàn thế giới vào cuối năm.

Gã khổng lồ dịch vụ truyền hình trực tuyến đã giành nhiều chiến thắng cho giải Oscar hơn bất kỳ hãng phim nào khác của Hollywood và có giá trị vốn hóa thị trường hiện tại là 233,6 tỷ USD.