Những điểm nhấn kinh tế - tài chính Việt Nam tuần từ 4-9/7/2016
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2016 tăng 7,4%; Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam đã chính thức công bố Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2016; Cả nước có 39 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa; Kho bạc Nhà nước đã nâng tổng mức phát hành trái phiếu cả năm 2016 từ 220.000 tỷ đồng... là những điểm nhấn kinh tế - tài chính Việt Nam tuần qua.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2016 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó ngành khai khoáng giảm 6,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,6%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, IIP tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2015, thấp hơn mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2015, chủ yếu do giá dầu thô giảm khiến sản lượng khai khoáng giảm mạnh.
Hầu hết các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đều rất lạc qua khi đưa ra dự báo về tình hình sản xuất - kinh doanh trong 6 tháng cuối nămTrong đó: (i) Khối lượng sản xuất: 55,4% số doanh nghiệp dự báo tăng, 9,3% dự báo giảm và 35,3% cho rằng vẫn ổn định; (ii) Số đơn đặt hàng: 48,5% số doanh nghiệp dự kiến số đơn đặt hàng tăng, 9,5% dự kiến giảm và 42% cho rằng sẽ ổn định; (iii) Quy mô lao động: 26,5% số doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng quy mô lao động, 7% dự kiến sẽ giảm và 66,5% cho rằng không có biến động.
Theo Bộ Tài chính, tính đến tháng 6/2016, quy mô thị trường chứng khoán tăng khoảng 11% so cuối năm 2015 và đạt tỷ lệ 36% GDP; huy động được 223 nghìn tỷ đồng (bao gồm phát hành TPCP, cổ phiếu, đấu giá cổ phần) cho NSNN và đầu tư phát triển. Tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2016 tăng 23% so với cùng kỳ năm 2015; đầu tư trở lại nền kinh tế 175 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư vào TPCP.
Đặc biệt là, ngày 30/6, KBNN đã nâng tổng mức phát hành trái phiếu cả năm 2016 từ 220.000 tỷ đồng lên 250.000 tỷ đồng, gồm 40.000 tỷ đồng kỳ hạn 3 năm, 145.000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm, 20.000 tỷ đồng kỳ hạn 7 năm, 7.000 tỷ đồng kỳ hạn 10 năm, 25.000 tỷ đồng kỳ hạn 15 năm, 3.000 tỷ đồng kỳ hạn 20 năm và 10.000 tỷ đồng kỳ hạn 30 năm. Trong đó: (i) Khối lượng trái phiếu kỳ hạn 5 năm được điều chỉnh tăng mạnh nhất, lên 145.000 tỷ đồng thay cho 100.000 tỷ đồng như kế hoạch đầu năm; (ii) Lần đầu tiên Bộ Tài chính đưa ra thị trường TPCP kỳ hạn 7 năm (đã được gọi thầu trong 3 tuần qua và nhận được sự quan tâm lớn từ các tổ chức tài chính).
Về tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có những tín hiệu lạc quan hơn. Cụ thể đó là, tính đến ngày 22/6/2016, cả nước có 39 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó Nhà nước nắm giữ 9.890 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 7.050 tỷ đồng, bán cho người lao động 258 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 1,8 tỷ đồng và bán đấu giá công khai là 3.868 tỷ đồng.
Theo đó, các đơn vị đã thoái được 2.314 tỷ đồng vốn ngoài ngành kinh doanh chính, thu về 4.490 tỷ đồng. Trong đó các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn 357 tỷ đồng, thu về 400 tỷ đồng từ 5 lĩnh vực (chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng - tài chính, bất động sản, quỹ đầu tư); thoái vốn 945 tỷ đồng, thu về 1.207 tỷ đồng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài 5 lĩnh vực trên. Riêng Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán 1.011 tỷ đồng, thu về 2.882 tỷ đồng.
Từ những con số và sự kiện trên, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia dự báo tình hình kinh tế - tài chính 6 tháng cuối năm, lãi suấthuy động có thể tiếp tục tăng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, đặc biệt là lãi suất huy động trung và dài hạn; lãi suất cho vay có điều kiện giảm do thanh khoản toàn hệ thốngngân hànghiện đang khá dồi dào hỗ trợ tích cực cho nhu cầu tín dụng tăng cao vào cuối năm và phát hành TPCP 6 tháng cuối năm chỉ còn 20% kế hoạch, giúp làm giảm áp lực lên lợi suất TPCP, tạo điều kiện hỗ trợ giảm lãi suất.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh CPI tháng 6 tăng 2,35% so với tháng 12/2015 và bình quân 6 tháng CPI tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2015, việc kiềm chế lạm phát năm 2016 ở mức dưới 5% sẽ gặp nhiều khó khăn, do chịu tác động tăng giá của hàng hóa thế giới; giá dịch vụ y tế, giáo dục tiếp tục tăng theo lộ trình; khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2016 trên 20% sẽ làm tăng mặt bằng giá, khiến CPI cả năm 2016 sẽ từ 5 - 5,5%.