Những nguy hiểm khi ngủ trong xe hơi
Nhiều người đi xe khi quá mệt hay có thói quen tấp xe vào lề ngủ ngay trên xe để tiết kiệm thời gian hoặc tiền bạc mà không lường trước được sự mối nguy hiểm rình rập khi ngủ trong xe hơi.
Lái xe thì không thể để giấc ngủ làm ảnh hưởng, đó là một sự nguy hiểm. Nhưng khi đang phải đi xa hoặc chạy xe trong một thời gian dài, nhiều người thường hay nằm nghỉ trong chính chiếc xe của mình. Điều này tưởng chừng là việc đơn giản nhưng có rất nhiều hệ lụy.
Lúc ngủ, bạn có thể bị ngạt, giấc ngủ ko được sâu và ngon. Đó là chưa kể có thể bị kẻ gian để ý khi bạn ngủ say để cướp, phá. Và nếu không có những chuyện như trên thì chắc chắn rằng, các vật liệu bên trong khoang nội thất thường chứa các chất không tốt cho sức khoẻ, nhất là dưới trời nắng, nóng.
Theo phân tích của các chuyên gia, ngủ trong xe hơi được so sánh với ngủ trong một căn phòng hẹp và kín, đồng thời tồn tại nhiều khí độc hại. Không ít người kéo kín kính và mở máy lạnh để ngủ, việc này rất nguy hiểm bởi điều hoà trong xe chỉ làm lạnh không khí trong xe mà không cân bằng không khí giữa bên trong và ngoài. Từ đó dẫn đến hiện tượng thiếu ô-xy làm người ngủ lịm dần và có nguy cơ tử vong do ngạt.
Ngoài ra, ngủ trên xe tất nhiên sẽ không được thoải mái bởi tư thế nằm không tốt, không gian chật hẹp khiến bạn không thể duỗi thẳng tay chân và cảm thấy bí bách. Ngoài ra, việc nằm ngủ sẽ bị gián đoạn bởi luôn phải cảnh giác với môi trường xung quanh nên bạn khó có một giấc ngủ trọn vẹn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình.
Những vật liệu làm bằng nhựa trong xe hơi như bảng táp lô, ốp cửa, ống dẫn khí lạnh hay dầu mỡ đều có thể tiết ra chất benzen, một chất gây ung thư. Bên cạnh đó, các chất hoá học này có thể ảnh hưởng tới xương hay gây ra các bệnh thiếu máu, bạch cầu…
Mật độ benzen trong ngưỡng an toàn với con người là dưới 50 mg/4,65 m2. Tuy nhiên, theo các tài liệu đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, với một chiếc xe đóng kín cửa, mức benzen có thể đạt ngưỡng 400 – 800 mg, gấp nhiều lần mức cho phép đặc biệt là trong diện tích hẹp hơn nhiều. Thậm chí, một chiếc xe đỗ dưới nắng nóng mặt trời có thể chứa tới 2.000 – 4.000 mg benzen.
Do đó, nếu không phải trường hợp bất khả kháng, bạn cố gắng về nhà hoặc tìm khách sạn ngủ qua đêm, hạn chế ngủ trong xe hơi.
Lời khuyên của các chuyên gia trong ngành xe là, để hạn chế việc ngủ trên xe khi di chuyển hành trình xa, bạn nên lên kế hoạch cụ thể và tuân thủ nguyên tắc “Ngày chạy đêm ngủ” để đảm bảo sức khoẻ. Trong trường hợp buồn ngủ không theo quy luật, bạn hãy tìm một khách sạn, nhà nghỉ hay ít nhất là một quán cà phê để chợp mắt.