Nỗi đau nợ công và những "vết sẹo" sau khủng hoảng

Theo Mai Linh/Thời báo Tài chính Việt Nam

(Tài chính) Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đẩy nhiều quốc gia lâm vào tình trạng nợ nần và mỗi quốc gia có những cách riêng để đối phó với vấn đề này.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Bồ Đào Nha đã chấm dứt chương trình cứu trợ tài chính kể từ năm ngoái, nhưng những "vết sẹo" của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn hiện hữu. Quốc gia này hiện đang có khoản nợ lên tới 130% GDP – một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Mặc dù chi phí vay đã hạ xuống, Bồ Đào Nha vẫn phải tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ cho những khoản nợ công này, thậm chí còn nhiều hơn kinh phí dành cho giáo dục.

Chính phủ đã nỗ lực để khôi phục lại uy tín của mình đối với các nhà đầu tư. Nhưng một vài nhà kinh tế vẫn băn khoăn rằng các khoản nợ của quốc gia này vẫn ở mức cao và thiếu bền vững. Tình trạng khó khăn của Bồ Đào Nha chính là một ví dụ rõ ràng cho câu hỏi hóc búa của nền kinh tế: Khi nào một quốc gia phá sản?

Không giống với doanh nghiệp, không có câu trả lời rõ ràng đối với 1 quốc gia. Vấn đề này trở nên nhức nhối ở các quốc gia từ Ukraine đến Venezuela, từ Jamaica đến Ghana và thậm chí là cả ở Châu Âu. Những quốc gia này đang đối mặt với gánh nặng nợ công, mặc dù cuộc khủng hoảng đã lùi xa dần.

Cho dù Hy Lạp đã tiến hành một cuộc cải cách lớn nhất trong lịch sử trong năm 2012, tỷ lệ nợ công của Hy Lạp vẫn ở mức 174% GDP.

Peter Doyle, một cựu nhân viên của IMF cho biết rõ ràng nhiều quốc gia Châu Âu đang ở hoặc ở gần ngưỡng nguy hiểm. “Nợ chưa được giải quyết là một vấn đề lớn.”

Nhà kinh tế học Michael Tomz và Mark Wright đã nghiên cứu lịch sử của 176 quốc gia trong giai đoạn 1820-2013 và đã phát hiện ra 248 cuộc vỡ nợ của 107 quốc gia và rất ít quốc gia có lịch sử “không tì vết”.
Walter Wriston, cựu Chủ tịch của Citigroup đã từng nói rằng: “Quốc gia không phá sản”. Xét về khía cạnh nào đó, nhận xét của ông là đúng. Quốc gia không thể dừng hoạt động và biến mất như doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong lịch sử, có những ví dụ cho thấy một vài Chính phủ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp không giữ lời hứa với những khoản nợ của mình.

Nhà kinh tế học Michael Tomz và Mark Wright đã nghiên cứu lịch sử của 176 quốc gia trong giai đoạn 1820-2013 và đã phát hiện ra 248 cuộc vỡ nợ của 107 quốc gia và rất ít quốc gia có lịch sử “không tì vết”.

Tổng nợ công của các quốc gia phát triển hiện ở mức trung bình 108% GDP, theo báo cáo mới nhất Geneva Report được viết bởi một vài nhà kinh tế cao cấp.

Xét về mặt lý thuyết, các quốc gia phát triển nên giữ mức nợ công dưới 85% GDP và các nước mới nổi dưới 70% GDP.

Giáo sư Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff đã tính toán rằng tỷ lệ nợ công trung bình so với GDP của các quốc gia vỡ nợ trong giai đoạn 1970-2008 chỉ 69,3%. Tất nhiên, tỷ lệ này không bao gồm nợ trong nước.

Có một cách đơn giản để giải quyết nợ công đó là in thêm tiền, nhưng lại thường kéo theo lạm phát.

Ám ảnh vỡ nợ

Vỡ nợ thức chất là một quyết định mang tính chính trị. Một số quốc gia có khả năng và sẵn sàng áp đặt việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để trả nợ, bất chấp tác động lên nền kinh tế, trong khi một vài quốc gia khác chấp nhận vỡ nợ.

Quyết tâm của Chủ tịch Nicolae Ceausescu trả khoản nợ nước ngoài 9 tỷ USD đầy đủ và đúng hạn trong những năm 1980 đã đẩy nhiều người dân Rumani vào tình trạng cực khổ. Nhiều người phải trải qua mùa đông mà không có lò sưởi, các nhà máy phải đóng cửa cục bộ để dự trữ điện.

Ở một thái cực khác, Ecuador tranh cãi rằng một vài khoản nợ nước ngoài của họ là “bất hợp pháp” và tuyên bố vỡ nợ vào năm 2008 mặc dù vẫn chưa có vấn đề nào quá căng thẳng xảy ra.

Tăng trưởng – là giải pháp đơn giản nhất để giải quyết nợ công – lại không thường xảy ra như một điều thần kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã gần như vỡ nợ vào đầu những năm 2000. Vào năm 2001, một cuộc đấu giá nợ được tiến hành đã làm cho chi phí lãi suất năm có thời điểm này lên tới 130%. Tuy nhiên, nhờ vào những tác động từ phía chính phủ, cứu trợ từ IMF và nỗ lực cải cách, nền kinh tế này đã thoát khỏi bờ vực vỡ nợ.

Mặc dù chi phí vay giảm, nợ của các quốc gia như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý vẫn trên đà tăng lên với gánh nặng cho ngân sách tương đương với ngân sách cho dịch vụ công.

Hiện tại, các nhà đầu tư đã có lại niềm tin đối với trái phiếu của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, người nhận có thể vẫn phẫn nộ khi mà số tiền trong ngân sách chi cho các khoản nợ ngày càng tăng.

Cứ một đồng euro thu ngân sách của Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha, thì phải mất 10 cent để chi cho các khoản nợ công, chưa tính đến việc trả nợ.

Nếu không có tăng trưởng và cú hích lạm phát, nhà kinh tế học Barry Eichengreen và Ugo Panizxa chỉ ra rằng để tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP ổn định trở lại dưới mức 60% mà EU đặt ra đến năm 2030, các quốc gia này phải có thặng dư ngân sách từ 4% đối với Tây Ban Nha và 7,2% đối với Hy Lạp./.