Nơi đầu tiên trên thế giới phủ kín cây xanh trên các mái nhà

Theo Lan Anh (T/h)//kinhtemoitruong.vn

Không chỉ là giải pháp giúp chống lại biến đổi khí hậu, việc phủ xanh thành phố còn cải thiện sức khỏe của người dân, hạn chế tác dụng của hiệu ứng nhà kính, tăng độ ẩm và làm giảm nhiệt độ đô thị.

Với mật độ 5,71 m2/người dân, thành phố Basel, Thụy Sỹ, trở thành nơi có mật độ cây xanh trên mái nhà thuộc hàng cao nhất trên thế giới vào năm 2019.
Với mật độ 5,71 m2/người dân, thành phố Basel, Thụy Sỹ, trở thành nơi có mật độ cây xanh trên mái nhà thuộc hàng cao nhất trên thế giới vào năm 2019.

Xu hướng xanh hóa các mái nhà đã được các kiến trúc sư thiết kế cho nhiều công trình nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây một thành phố ở châu Âu đã hiện thực hóa điều này với việc ra điều kiện bắt buộc đối với các công trình xây mới hay cải tạo có phần sân thượng phẳng phải được trồng cây xanh bao phủ bên trên. 

Là một thành phố nặng về công nghiệp hóa, Basel đối mặt với bài toán về bảo vệ môi trường, đảm bảo không gian sống lành mạnh cho cư dân. Và giải pháp mới nhất của thành phố này chính là: Phủ xanh toàn bộ phần mái của các tòa nhà cao tầng.

Với mật độ 5,71 m2/người dân, thành phố Basel, Thụy Sỹ, trở thành nơi có mật độ cây xanh trên mái nhà thuộc hàng cao nhất trên thế giới vào năm 2019. Chiến lược xanh hóa các mái nhà ở Basel được kỳ vọng mang đến nhiều lợi ích như tiết kiệm năng lượng, giảm nhiệt độ bề mặt và hạn chế phần thoát nước mặt tự nhiên.

Theo đó, Cơ quan quy hoạch thành phố Basel yêu cầu các tòa nhà phải "xanh hóa" không gian tầng thượng, bổ sung các mảng không gian xanh. Việc tận dụng các khoảng sân thượng bỏ không, cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc phải cải biến nên không gian xanh bắt buộc theo điều luật. Yêu cầu độc đáo này sẽ giúp giảm độ ẩm và làm mát các công trình nhanh hơn khi phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu vào mùa hè oi bức trong thời gian gần đây.

à một phần trong chiến lược đa dạng sinh học của Basel, suốt 15 năm qua, không gian xanh là điều bắt buộc phải có ở tất cả tòa nhà mới và tòa nhà được cải tạo thành mái bằng. Hiện nay, với việc thắt chặt quy định hơn là yêu cầu các tòa nhà phải có hơn 1 triệu m2 xanh trên mái nhà, Basel trở thành thành phố đi đầu trong việc "xanh hóa" không gian đô thị.

Theo nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay của Đại học East Anglia, tiếp cận không gian xanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim mạch, tử vong sớm, sinh non, căng thẳng và huyết áp cao.

Chúng vốn là những căn bệnh gây ra hậu quả đáng kể đối với sức khỏe của nhân loại, bởi có ít nhất một trong những căn bệnh trên nằm trong danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ngoài ra, không gian xanh có những lợi ích to lớn khi giải quyết được vấn đề khói bụi và ô nhiễm. Các nhà khoa học luôn ca ngợi vai trò của những bức tường xanh và vườn trên mái trong việc giảm thiểu tác động của khí thải độc hại trong nội thành.

Basel đã đi trước các thành phố khác trên thế giới trong việc sử dụng các khu vườn trên sân thượng để giảm độ ẩm. Bằng cách sử dụng cây xanh để điều hòa độ ẩm, Basel cho rằng phương pháp này có thể giúp giảm nhiệt độ và cuối cùng là cứu sống người dân về lâu dài.

Tiến sĩ Stephan Brenneisen thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Zurich đã dành nhiều năm để thuyết phục các công ty xây dựng xem xét bổ sung phương án trồng cây xanh khi thi công các tòa nhà cao tầng. Nhằm đối phó với những vấn đề đáng lo ngại như lãng phí tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu, Brenneisen muốn tận dụng các không gian trống của thành phố để thực hiện một giải pháp bền vững.

Không chỉ là giải pháp giúp chống lại biến đổi khí hậu, việc phủ xanh thành phố còn cải thiện sức khỏe của người dân, cả về tinh thần lẫn thể chất. Thêm vào đó, các phương án phủ xanh thành phố còn giúp hạn chế tác dụng của hiệu ứng nhà kính, tăng độ ẩm và làm giảm nhiệt độ đô thị.

Có thể thấy, Thành phố Basel đã dẫn trước xu hướng sử dụng các khu vườn trên sân thượng. Đặc biệt là khi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã dần rõ rệt hơn, ngày càng nhiều quốc gia đã ghi nhận những ngưỡng nhiệt độ cao kỉ lục trong gần đây.