ODA đạt quy mô khá và tăng trưởng cao

Theo Chinhphu.vn

Yêu cầu tăng trưởng cao hơn, tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải có lượng vốn đầu tư lớn, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Diễn biến ODA thực hiện 20 năm qua có một số điểm đáng lưu ý. Quy mô ODA thực hiện đạt mức khá. Tính từ năm 1993 đến hết tháng 6/2013, lượng vốn ODA đã đạt gần 38,2 tỷ  USD, bình quân 1 năm đạt 1,91 tỷ USD. Lượng vốn ODA thực đã chiếm gần 3,4% GDP của cả nước, chiếm trên 1/10 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/nguyenvanhuan/20130704/image001.gif

ODA thực hiện bình quân năm qua các thời kỳ. Nguồn: internet

Năm 2013, mới qua nửa thời gian nhưng lượng vốn ODA thực hiện đã đạt khoảng 2,2 tỷ USD, lớn hơn lượng vốn ODA thực hiện bình quân năm trong 20 năm trước đó. Đây là một tín hiệu khả quan để cả năm 2013 sẽ vượt qua đỉnh điểm năm 2012.

Lượng vốn ODA thực hiện tăng với tốc độ khá cao: năm 2012 cao gấp 9 lần so với năm 1993, tăng bình quân 1 năm gần 11,6% - một tốc độ tăng cao hai chữ số, gần như liên tục, trong một thời gian khá dài. So với cùng kỳ năm trước, lượng vốn ODA thực hiện trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng 10%, tiếp tục duy trì tốc độ tăng 2 chữ số trong 20 năm trước. Điều đặc biệt là lượng vốn ODA thực hiện vẫn liên tục tăng ngay cả khi Việt Nam bị khủng hoảng hoặc bị tác động của khủng hoảng ở bên ngoài.

Năm 1993-1994, Việt Nam chưa thoát khỏi ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kéo dài trong những năm 1980, đầu những năm 1990 và bị hụt hẫng về vốn đầu tư, viện trợ và thị trường buôn bán ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, ngay cả khi ODA tăng trở lại, lượng vốn cam kết đã đạt 1861 triệu USD, lượng vốn thực hiện đã đạt 413 triệu USD; chỉ 2 năm sau, vào năm 1995, lượng vốn cam kết đã đạt 2,311 tỷ USD (tăng 24,2% so với 1993), lượng vốn thực hiện đã đạt 737 triệu USD (tăng 78,5% so với 1993). Năm 1997, 1998 cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ bắt đầu từ khu vực Đông Nam Á, nhưng lượng vốn ODA thực hiện vẫn tăng liên tục trong các năm đó và năm 1999 vẫn tăng 50% so với năm 1996. Năm 2008, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra và kéo dài cho đến nay chưa phục hồi, nhưng ODA thực hiện vẫn liên tục tăng trong thời gian đó (năm 2012 so với năm 2007 đã tăng 70%).

Nguồn vốn ODA đã đặt dấu ấn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều công trình, ở nhiều vùng miền của đất nước, trong đó có các lĩnh vực điện, giao thông, nước sạch, y tế, giáo dục, dân số, đặc biệt là việc xoá đói giảm nghèo đã vượt sớm mục tiêu của thế giới.

Cùng với dấu ấn ở các công trình, các ngành, lĩnh vực, nguồn vốn ODA còn góp phần quan trọng vào việc ổn định và cải thiện kinh tế vĩ mô. Phần viện trợ không hoàn lại trong ODA của nhiều năm trước đã góp phần vào việc cân đối ngân sách hằng năm. ODA thực hiện là nguồn ngoại tệ mạnh, đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia, ổn định tỷ giá…

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam bước đầu kiềm chế được lạm phát và mặc dù chưa thể chủ quan, lơ là, nhưng có thể yên tâm hơn về việc thực hiện mục tiêu chuyển sang ưu tiên hơn cho tăng trưởng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao hơn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Muốn tăng trưởng, cần phải có vốn đầu tư, bởi vốn đầu tư là yếu tố quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng. Trong điều kiện hiện nay, lượng vốn trong nước bị hạn chế. Lượng vốn từ ngân sách gặp khó khăn về cân đối ngân sách. Lượng vốn từ thị trường chứng khoán còn nhỏ và không ổn định do gặp khó khăn về giá trị giao dịch và điểm số. Lượng tín dụng ngân hàng còn tăng thấp. Cùng với lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lượng vốn ODA tăng vào lúc này là rất có ý nghĩa, không chỉ là lượng vốn mà còn là kỳ vọng, bởi đầu tư vào đâu có một phần quan trọng là “trông giỏ bỏ thóc” của các nhà đầu tư. Trong điều kiện tỷ giá đã được ổn định trong thời gian khá dài và Việt Nam vẫn rất cần tăng dự trữ ngoại hối, nhưng gần đây đã tăng lên, việc lượng ngoại tệ vào Việt Nam từ các nguồn là rất có ý nghĩa.

Vấn đề quan trọng hiện nay là cần có lượng vốn trong nước đối ứng; cần đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và quan trọng hơn là tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA…