Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia phát triển mạnh về công nghiệp, tuy nhiên, để kinh tế phát triển bền vững, nền nông nghiệp cũng đóng góp quan trọng. Những năm gần đây, Hàn Quốc thực hiện nhiều chiến lược, chính sách phát triển ngành Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, với tỷ lệ đầu tư nghiên cứu, phát triển cho lĩnh vực này ngày càng cao. Nông nghiệp công nghệ cao tại Hàn Quốc phát triển với nhiều bước tiến vượt trội nhờ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia tiêu biểu cho nghiên cứu, phát triển (R&D) khoa học và công nghệ trong nông nghiệp. Đối với đầu tư công, Hàn Quốc có mức đầu tư công cho R&D trong khoa học nông nghiệp cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Đầu tư công cho R&D công nghệ nông nghiệp tại Hàn Quốc được phân bổ theo các mục tiêu trụ cột ở từng giai đoạn. Ví dụ, trong giai đoạn 2015-2020, mức đầu tư công cho R&D nông nghiệp của Hàn Quốc chú trọng vào 4 mục tiêu: (i) Tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu (chiếm 35% đầu tư cho R&D trong năm 2016): bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu như cải cách triệt để ngành nông nghiệp, thực phẩm có giá trị gia tăng cao; (ii) Tạo ra động cơ tăng trưởng mới (chiếm 30% đầu tư trong năm 2016), bao gồm phát triển công nghệ sinh học, các dự án hạt giống vàng và năng lượng nông thôn; (iii) Nguồn cung cấp lương thực ổn định (chiếm 22% vốn đầu tư trong năm 2016), bao gồm cải thiện tỷ lệ tự cung tự cấp, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và dịch bệnh; (iv) Cải thiện phúc lợi quốc gia: bao gồm sản xuất thực phẩm an toàn và quản lý rừng.
Ngoài ra, Hàn Quốc thực hiện các chính sách thu hút vốn tư nhân với trọng tâm mở rộng quan hệ đối tác công - tư. Theo đó, Hàn Quốc thành lập các quỹ R&D công và tài trợ cho khu vực tư nhân dưới hình thức các quỹ phù hợp với các dự án R&D dựa trên năng lực cạnh tranh. Tỷ lệ ngân sách tối thiểu mà các công ty cần tài trợ tùy thuộc vào quy mô hoặc loại hình của công ty (50% dành cho các doanh nghiệp quy mô lớn, 40% dành cho các doanh nghiệp quy mô trung bình, 25% dành cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, 20% dành cho các tập đoàn nông nghiệp).
Năm 2016, chương trình phiếu thưởng R&D thí điểm cho các dự án nông nghiệp và khởi nghiệp đã được Hàn Quốc giới thiệu đến các chủ thể trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp thông qua việc cung cấp phiếu thưởng để chọn nhà phát triển công nghệ mong muốn. Khi nhà phát triển công nghệ xuất trình phiếu giảm giá, họ sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Chương trình tập trung vào các thách thức phát triển công nghệ ngắn hạn như bổ sung các công nghệ hiện có và chế tạo các nguyên mẫu thương mại.
Ngoài ra, Hàn Quốc tăng cường hỗ trợ tài chính đối với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; Thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và liên doanh nông sản thực phẩm ở mỗi vùng. Đầu tư tư nhân vào các công ty khởi nghiệp dựa trên công nghệ được khuyến khích bởi các quỹ hỗ trợ chuyên dụng phù hợp với vốn nhà nước và tư nhân, chẳng hạn như quỹ: “R&D” (10 tỷ won - tương đương 9,5 triệu USD năm 2014) và “Ý tưởng Khởi nghiệp nông sản” (12 tỷ won - tương đương 10,6 triệu USD năm 2015). Bên cạnh đó, nền tảng gây quỹ cộng đồng từ nông sản cho phép các nhà đầu tư nhỏ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trực tuyến mới cũng được thành lập.
Bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho R&D vào ngành nông nghiệp, Hàn Quốc đã thiết lập một cơ cấu tổ chức để phục vụ phát triển các hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo và nông nghiệp công nghệ cao. Hệ thống đổi mới nông nghiệp (AIS) là mạng lưới các tác nhân tư nhân như nông dân, tổ chức sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ quan tư vấn có ý định tạo ra giá trị mới thông qua thực phẩm nông nghiệp mới, quy trình sản xuất mới, tiếp thị mới và tổ chức mới. các hình thức; nó bao gồm các tổ chức công ở cấp trung ương và địa phương.
Trong lĩnh vực nông sản-thực phẩm, Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn (MAFRA), Cơ quan Phát triển Nông thôn (RDA) và Cục Lâm nghiệp Hàn Quốc (KFS) chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các chính sách R&D. Trách nhiệm chính của MAFRA là thương mại hóa các kết quả R&D trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngành công nghiệp thực phẩm và phát triển năng lực R&D tư nhân, nghiên cứu ứng dụng và phát triển lần lượt chiếm 29% và 56% chi tiêu R&D. Trong khi đó, RDA được giao nhiệm vụ phát triển các công nghệ tiền công nghiệp hóa, do đó nghiên cứu cơ bản chiếm 49% chi tiêu R&D trong năm 2016
Các tác nhân AIS bao gồm các thực thể tư nhân như nông dân, hiệp hội sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp. Vai trò chính của nông dân là chia sẻ kiến thức và công nghệ với những nông dân khác và áp dụng công nghệ vào sản xuất và tiếp thị sản phẩm nông nghiệp. Các hiệp hội nông dân chuyên về hàng hóa thường đóng vai trò phổ biến công nghệ cho các thành viên của họ, bổ sung cho dịch vụ khuyến nông công cộng. Họ truyền đạt nhu cầu công nghệ của các thành viên tới các tổ chức nghiên cứu công. Hiệp hội còn phổ biến công nghệ và chiến lược tiếp thị công nghệ cho nông dân, đồng thời cung cấp đầu vào và đầu ra tiếp thị. Các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp thường vừa tiến hành R&D vừa truyền đạt nhu cầu đổi mới công nghệ cho các tổ chức nghiên cứu công.
Phát triển nông nghiệp qua mô hình trang trại thông minh
Tại Hàn Quốc, nhu cầu quản lý nông thôn hiệu quả ngày càng tăng do dân cư nông thôn già đi và dân số giảm. Một mặt, xuất hiện nguy cơ các ngôi làng sẽ dần biến mất do tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ngày một nhanh. Mặt khác, tại nông thôn của Hàn Quốc đang có hiện tượng giới trẻ quay về làm nông nghiệp. Đó là các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học đã từ bỏ cuộc sống tại các thành phố lớn để về quê lập nghiệp. Đối với không ít các bạn trẻ Hàn Quốc thì những cánh đồng hay những sản vật quê hương lại chính là những mỏ vàng. Các địa phương tại Hàn Quốc cũng có nhiều phương pháp để khuyến khích giới trẻ quay về quê, làm nông.
Việc thông minh hóa khu vực nông thôn đang nổi lên như một vấn đề then chốt, là một giải pháp cần thiết để phát triển và cũng để đối phó với những mối đe dọa trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Chính quyền trung ương và địa phương đang hỗ trợ phát triển nông thôn và nông trại thông minh bằng cách kết nối với nhau trên mọi phương diện và lĩnh vực. Trang trại thông minh là một trong những dự án chiến lược và mô hình đổi mới sáng tạo sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ tại Hàn Quốc. Theo đó, các thung lũng đổi mới công nghệ trong canh tác thông minh được xây dựng trên cơ sở 3 trụ cột chính là công nghệ, sản xuất và con người.
Để xây dựng thành công nông nghiệp thông minh, Chính phủ Hàn Quốc chỉ đạo tất cả các bộ, ngành vào cuộc và trực tiếp phụ trách các dự án thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Mỗi bộ ngành và địa phương phải ban hành các cơ chế chính sách riêng, nhưng đồng thời khai thác các tính năng độc đáo trong khi hợp tác với các bộ ngành khác. Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Gia súc phụ trách các lĩnh vực nông thôn thông minh như: Dự án thung lũng cách tân trang trại thông minh, dự án thí điểm nông nghiệp thông minh điền dã, doanh nghiệp công nghệ cao sinh học nông nghiệp phức hợp, doanh nhân trẻ, doanh nghiệp phát triển công nghệ thông minh, cải tiến hạt giống, doanh nghiệp cho thuê trang trại… Bộ Quản trị Công cộng và An ninh chịu trách nhiệm phát triển cộng đồng làng nông thôn thông minh và thông qua đó cải thiện hiệu suất quản trị thông qua dự án kích hoạt thông tin làng, dự án khuyến khích ứng dụng công nghệ mới đối với dịch vụ công...; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phụ trách các nội dung về kinh doanh du lịch thông minh, phát triển nền tảng, phát triển phần mềm du lịch thông minh...; Bộ Đất, Hạ tầng và Giao thông có trách nhiệm xây dựng thành phố thông minh bằng các dự án hỗ trợ thách thức thông minh, Dự án tái tạo Đô thị thông minh; Bộ Khoa học Công nghệ Thông tin và Truyền thông sẽ hợp tác cùng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm để thúc đẩy việc mở rộng làng thông minh và các dự án mở rộng tại các trung tâm nông thôn.
Căn cứ các nội dung được phân công, các bộ, ngành và địa phương cùng xây dựng 04 tiêu chí dịch vụ của làng thông minh, gồm: Tiêu chí về môi trường sống (quan sát theo dõi môi trường, hạ tầng cơ bản, ngăn ngừa dịch bệnh, theo dõi an ninh an toàn, giáo dục và sức khỏe); Tiêu chí về xã hội nông thôn (kích hoạt cộng đồng, khảo sát làng); Tiêu chí về kinh doanh nông nghiệp (thông tin nông nghiệp, mạng lưới nhân sự); Tiêu chí về đa dạng hóa kinh doanh (marketing địa phương, chia sẻ nguông lực).
Từ các tiêu chí trên, Chính phủ Hàn Quốc xây dựng chính sách phát triển trang trại thông minh với chiến lược cách mạng nông nghiệp bằng trang trại thông minh bắt đầu từ năm 2019 đến năm 2022 trên diện tích 42,7ha với tổng mức đầu tư khoảng 157,92 tỷ won (tương đương 140 triệu USD). Mục đích của dự án là nhằm tạo lập hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nông nghiệp thông qua việc mở rộng bốn thung lũng công nghệ nông nghiệp, hướng đến xây dựng một thị trường nông nghiệp công nghệ cao mới.
Thung lũng công nghệ này sẽ được phát triển thành cụm công nghiệp nông nghiệp dựa trên công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các ngành liên quan bằng cách tích hợp sức mạnh của nguồn nhân lực trẻ và đổi mới công nghệ. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, khu phức hợp cho thuê trang trại thông minh và thử nghiệm được thành lập như một cơ sở quan trọng vào năm 2021.
Đầu năm 2018, hai khu vực Sangju thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang và Gimje thuộc tỉnh Bắc Jeolla được Chính phủ lựa chọn trong kế hoạch phát triển vòng đầu tiên của Thung lũng đổi mới nông trại thông minh. Năm 2019, Chính phủ Hàn Quốc chọn khu vực Koheung và Miryang phát triển thành các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp cho nông dân trẻ và đổi mới công nghệ vào năm 2022. Vì dự án sẽ do chính quyền địa phương trực tiếp thực hiện nên mỗi vùng sẽ phát triển theo một hướng riêng với trọng tâm khác nhau.
Là một trong những quốc gia châu Á đi đầu trong phát triển Internet vạn vật (IoT), hiện nông nghiệp thông minh đang được áp dụng khá rộng rãi ở các nông trại Hàn Quốc, bước đầu cho kết quả khả thi. Trước đây, để trồng trọt, người nông dân Hàn Quốc phải ra nhà vườn, ngay cả lúc nửa đêm để tận mắt kiểm tra cây trồng, và điều chỉnh các thông số như nhiệt độ, độ ẩm của nhà vườn ni lông. Giờ đây, nhờ áp dụng Internet vạn vật, mô hình nông nghiệp thông minh ở Hàn Quốc giúp người dân đơn giản hóa mọi quy trình và nâng cao hiệu suất.
Trang trại thông minh là một trong những dự án chiến lược và mô hình đổi mới sáng tạo sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ tại Hàn Quốc. Theo đó, các thung lũng đổi mới công nghệ trong canh tác thông minh được xây dựng trên cơ sở ba trụ cột chính là công nghệ, sản xuất và con người. Nội dung định hướng của dự án bao gồm:
- Thiết lập các chương trình giáo dục chuyên nghiệp về trang trại thông minh và bồi dưỡng 500 chuyên gia trẻ vào năm 2022.
- Xác định các mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng từ các trang trại thông minh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu từ Nhật Bản sang các nước ASEAN: Tổ chức Hội chợ K-Food tại Thái Lan và Việt Nam...
- Xây dựng các tổ hợp thực nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm và công nghệ mới giữa các ngành công nghiệp (thiết bị, thực phẩm và sinh học), nông dân và các cơ quan nghiên cứu.
- Xây dựng nền tảng mở nhằm chia sẻ và giao dịch dữ liệu về tăng trưởng và trồng trọt của các trang trại thông minh từ năm 2019 đến năm 2021. Ban hành các tiêu chuẩn quốc gia để bảo đảm tính tương thích giữa các thiết bị trang trại thông minh và hiệu quả bảo trì.
Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, mục đích của dự án là nhằm tạo lập hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nông nghiệp thông qua việc mở rộng bốn thung lũng công nghệ nông nghiệp, hướng đến xây dựng một thị trường nông nghiệp công nghệ cao mới. Thung lũng công nghệ này sẽ được phát triển thành cụm công nghiệp nông nghiệp dựa trên công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các ngành liên quan bằng cách tích hợp sức mạnh của nguồn nhân lực trẻ và đổi mới công nghệ. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, khu phức hợp cho thuê trang trại thông minh và thử nghiệm được thành lập như một cơ sở quan trọng vào năm 2021. Tháng 4/2018, hai khu vực gồm Sangju thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang và Gimje thuộc tỉnh Bắc Jeolla được Chính phủ Hàn Quốc lựa chọn trong kế hoạch phát triển vòng đầu tiên của Thung lũng đổi mới nông trại thông minh. Năm 2019, Hàn Quốc chọn khu vực Koheung và Miryang phát triển thành các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp cho nông dân trẻ và đổi mới công nghệ vào năm 2022. Vì dự án sẽ do chính quyền địa phương trực tiếp thực hiện nên mỗi vùng sẽ phát triển theo một hướng riêng với trọng tâm khác nhau. Theo đó, ngân sách 21 tỷ won (khoảng 16,5 triệu euro) dành cho công việc xây dựng nền móng, 12,2 tỷ won dành cho trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, 16,4 tỷ won dành cho trang trại thông minh cho thuê và 19,2 tỷ won dành cho tổ hợp thử nghiệm được tổng hợp vào năm 2019.
Công nghệ nông trại thông minh ra đời, người nông dân Hàn Quốc có thể giải quyết mọi việc bằng điện thoại thông minh. Tại đây, cây trồng được chăm sóc theo một quy trình khoa học khép kín. Máy cảm ứng sẽ đo độ ẩm của đất và không khí, cũng như phân tích nhu cầu phân bón của cây, lượng nước cần tưới, hay giải pháp cho tình trạng sâu bệnh. Với mô hình này, các dữ liệu sẽ truyền đến điện thoại thông minh hoặc máy tính, giúp người nông dân kiểm soát và điều chỉnh các thông số của nhà vườn theo thời gian thực.
Những nông trại nhỏ ở Hàn Quốc đang ứng dụng công nghệ thông minh nhằm tăng năng suất qua đó thúc đẩy lợi nhuận. Những người trong ngành nông nghiệp xem xu thế này là một phương thức đầy tiềm năng để giải quyết lực lượng lao động đang giảm dần ở các vùng nông thôn và cũng có khả năng giúp giải quyết tình trạng dân số già ở Seoul. Các trang trại nhỏ này, tạo ra lợi nhuận trung bình cao hơn 10% so với các trang trại bình thường, đang tận dụng tối đa các chương trình hỗ trợ và giáo dục do chính phủ tài trợ. Các chuyên gia cho rằng những doanh nghiệp nông nghiệp thông minh quy mô nhỏ này có thể là giải pháp của Hàn Quốc đối với lực lượng lao động nông thôn đang giảm dần và xã hội già hóa.
Nhờ có bước phát triển trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, Hàn Quốc đã sản xuất được nhiều nông đặc sản hàng hóa nội tiêu và xuất khẩu mang tính độc quyền đem lại giá trị kinh tế cao như nấm linh chi và hồng sâm.
Đặc biệt, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đang được gắn kết với nhau trong một chuỗi liên kết gần như kép kín. Trong chuỗi liên kết đó doanh nghiệp đóng vai trò chính, song hành hỗ trợ nông dân về vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật và nhất là tiêu thụ sản phẩm; Nông dân cam kết chung thủy với doanh nghiệp khi có sản phẩm bán cho doanh nghiệp theo giá thỏa thuận, tuyệt đối không tự ý bán ra ngoài. Sự liên kết đó đã giúp hoạt động sản xuất của ngành Nông nghiệp ngày càng lớn mạnh hình thành các tập đoàn sản xuất không chỉ chú trọng khâu đầu tư sản xuất ra nông sản mà còn đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến và mạng lưới tiêu thụ, tạo ra sự phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện Hàn Quốc đã có tập đoàn nổi tiếng thế giới về đầu tư sản xuất và tiêu thụ sâm; tập đoàn sản xuất và tiêu thụ nấm linh chi…
Các tập đoàn sản xuất không chỉ đầu tư thâm canh sản xuất ra nông sản mà còn nghiên cứu chế biến các nông sản thô thành các mặt hàng tinh có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Bằng cách đó, không chỉ có mặt hàng thô, hồng sâm và nấm linh chi còn được tinh chế thành nhiều sản phẩm có nhiều tính năng, vừa bồi bổ sức khỏe vừa hỗ trợ chữa bệnh.
Hiện thu nhập của nông dân Hàn Quốc đạt trên 32 triệu won/năm, tương đương 23 ngàn USD, cá biệt có những nơi như làng Shindo, tỉnh Gyong Sangbuk chuyên trồng táo, ớt, rau, đậu… thu nhập bình quân 70 triệu won/người/năm. Chính mức thu nhập của người nâng dân được nâng lên nên đã góp phần đưa thu nhập bình quân GDP của Hàn Quốc cũng tăng trưởng nhanh. Từ một nước lạc hậu đến nay Hàn Quốc đứng trong tốp của các nước phát triển G20 và là nước có nền kinh tế lớn mạnh thứ 4 của châu Á. Với những thành tựu đã đạt được, mô hình trang trại thông minh, ứng dụng công nghệ cao đang mang lại cảm hứng mới cho người lao động và hứa hẹn sẽ đưa nông nghiệp thông minh của Hàn Quốc đạt tới một tầm cao mới.
Tài liệu tham khảo
- Cheolho Yoon, Dongsup Lim, Changhee Park, Factors affecting adoption of smart farms: The case of Korea, Computers in Human Behavior, Volume 108, 2020;
- Hazem Yusuf Osrof, Cheng Ling Tan, Gunasekaran Angappa, Sook Fern Yeo, Kim Hua Tan, Adoption of smart farming technologies in field operations: A systematic review and future research agenda, Technology in Society, Volume 75, 2023;
- Jin Woong Kim, The Economic Growth Effect of R&D Activity in Korea, Korea and the World Economy, Vol.12, No.1 (April2011) 25-44;
- Matthieu De Clercq (2018), Agriculture 4.0: The future of farming technology, World Government Summit;
- OECD, Agriculture and Food Policy Reviews, Innovation, Agricultural Productivity and Sustainability in Korea, 2018.