Quan hệ đối tác hải quan-doanh nghiệp: Cốt lõi là cải cách giảm thủ tục hành chính
(Tài chính) Thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành Hải quan đã tích cực, chủ động thực hiện các mục tiêu chủ yếu mà chiến lược đề ra. Một trong những nội dung nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên là triển khai chương trình hợp tác quan hệ đối tác hải quan – doanh nghiệp (DN).
Tăng cường quan hệ đối tác hải quan-doanh nghiệp
Thiết lập quan hệ đối tác với DN được ngành Hải quan xác định là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước. Các vấn đề giữa hải quan - DN được giải quyết theo nguyên tắc minh bạch, công khai và đặc biệt là thống nhất cùng cách hiểu, nhằm nâng cao tầm quan trọng của quan hệ đối tác.
Mới đây, Tổng cục Hải quan có Công văn số 12139/TCHQ-CCHĐH (ngày 7/10/2014), yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy quan hệ đối tác với doanh nghiệp (DN), thiết thực và hiệu quả hơn.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật; tổ chức tốt các diễn đàn đối thoại, các kênh thu thập thông tin để khuyến khích DN tham gia góp ý, phản biện đối với chính sách, pháp luật về hải quan và hoạt động của cơ quan hải quan các cấp. Các đơn đơn vị hải quan cần triển khai công việc bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc xây dựng các chương trình đối tác chuyên đề.
Trước mắt, mỗi đơn vị nghiên cứu đưa ra 1 – 2 chuyên đề hợp tác với DN để triển khai trong thời gian tới...
Trước đó, cuối tháng 9/2014, tại Hà Nội, Tổng Cục Hải Quan đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Hải Quan với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh diễn đàn DN Việt Nam (VBF) về cơ chế thông tin, hỗ trợ và tăng cường quan hệ hợp tác hải quan – doanh nghiệp giai đoạn 2014-2020.
Có thể thấy, ngành Hải quan đã luôn coi trọng và thúc đẩy quan hệ đối tác với DN.Ngay từ cuối năm 2013, Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 3338/QĐ-TCHQ ban hành Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác hải quan- DN giai đoạn 2013-2015. Kế hoạch được xây dựng dựa trên mục tiêu thiết lập các điều kiện cần thiết để phát triển quan hệ đối tác Hải quan- DN, gồm: Văn bản hướng dẫn về quan hệ đối tác hải quan- DN, bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực.
Cùng với đó, việc thực hiện quan hệ đối tác hải quan- DN được thực hiện trên các nội dung như: xây dựng và thực thi pháp luật về hải quan; nâng cao tính tuân thủ tự nguyện pháp luật về hải quan, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan và thúc đẩy lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu…
Thực tiễn cho thấy, việc thắt chặt hợp tác và đối tác hải quan- DN đã đem lại nhiều lợi ích tích cực cho cả cơ quan hải quan và DN. Trong đó, cơ quan hải quan thu được lợi ích từ sự cải thiện về an ninh và hiệu quả thương mại, nâng cao chất lượng kiểm soát. Ngược lại, cộng động DN được hưởng lợi từ việc thông quan nhanh chóng, chi phí giao dịch thấp, thủ tục hải quan minh bạch và dễ hiểu.
Đi vào thực chất hơn
Ngày 12/6/2014, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định thành lập Nhóm công tác hải quan-DN nhằm tăng cường trao đổi, tiếp thu ý kiến của các hiệp hội DN, đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài theo kế hoạch công tác hàng năm, mang tính chiến lược dài hạn.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho hay, trong thời gian tới, ngành Hải quan sẽ tiến hành ký kết hợp tác với các Hiệp hội DN, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tốt cho DN hoạt động thương mại cũng như chấp hành tốt pháp luật hải quan, góp phần xây dựng ngành Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả.
Trong thời gian tới, quan hệ đối tác hải quan-DN hướng tới thực hiện bốn mục tiêu cốt lõi.
Thứ nhất, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới về phát triển đội ngũ DN, doanh nhân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của DN.
Thứ hai, thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại cũng như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cộng đồng DN được bình đẳng, lành mạnh, tuân thủ pháp luật về hải quan.
Thứ ba, hướng dẫn, hỗ trợ DN thực thi đúng quy định của pháp luật về hải quan, hạn chế và ngăn ngừa vi phạm pháp luật hải quan.
Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan, minh bạch hóa hoạt động hải quan và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan…/.
Thiết lập quan hệ đối tác với DN được ngành Hải quan xác định là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước. Các vấn đề giữa hải quan - DN được giải quyết theo nguyên tắc minh bạch, công khai và đặc biệt là thống nhất cùng cách hiểu, nhằm nâng cao tầm quan trọng của quan hệ đối tác.
Mới đây, Tổng cục Hải quan có Công văn số 12139/TCHQ-CCHĐH (ngày 7/10/2014), yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy quan hệ đối tác với doanh nghiệp (DN), thiết thực và hiệu quả hơn.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật; tổ chức tốt các diễn đàn đối thoại, các kênh thu thập thông tin để khuyến khích DN tham gia góp ý, phản biện đối với chính sách, pháp luật về hải quan và hoạt động của cơ quan hải quan các cấp. Các đơn đơn vị hải quan cần triển khai công việc bằng nhiều biện pháp, trong đó có việc xây dựng các chương trình đối tác chuyên đề.
Trước mắt, mỗi đơn vị nghiên cứu đưa ra 1 – 2 chuyên đề hợp tác với DN để triển khai trong thời gian tới...
Trước đó, cuối tháng 9/2014, tại Hà Nội, Tổng Cục Hải Quan đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Hải Quan với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh diễn đàn DN Việt Nam (VBF) về cơ chế thông tin, hỗ trợ và tăng cường quan hệ hợp tác hải quan – doanh nghiệp giai đoạn 2014-2020.
Có thể thấy, ngành Hải quan đã luôn coi trọng và thúc đẩy quan hệ đối tác với DN.Ngay từ cuối năm 2013, Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 3338/QĐ-TCHQ ban hành Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác hải quan- DN giai đoạn 2013-2015. Kế hoạch được xây dựng dựa trên mục tiêu thiết lập các điều kiện cần thiết để phát triển quan hệ đối tác Hải quan- DN, gồm: Văn bản hướng dẫn về quan hệ đối tác hải quan- DN, bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực.
Cùng với đó, việc thực hiện quan hệ đối tác hải quan- DN được thực hiện trên các nội dung như: xây dựng và thực thi pháp luật về hải quan; nâng cao tính tuân thủ tự nguyện pháp luật về hải quan, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan và thúc đẩy lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu…
Thực tiễn cho thấy, việc thắt chặt hợp tác và đối tác hải quan- DN đã đem lại nhiều lợi ích tích cực cho cả cơ quan hải quan và DN. Trong đó, cơ quan hải quan thu được lợi ích từ sự cải thiện về an ninh và hiệu quả thương mại, nâng cao chất lượng kiểm soát. Ngược lại, cộng động DN được hưởng lợi từ việc thông quan nhanh chóng, chi phí giao dịch thấp, thủ tục hải quan minh bạch và dễ hiểu.
Đi vào thực chất hơn
Ngày 12/6/2014, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định thành lập Nhóm công tác hải quan-DN nhằm tăng cường trao đổi, tiếp thu ý kiến của các hiệp hội DN, đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài theo kế hoạch công tác hàng năm, mang tính chiến lược dài hạn.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho hay, trong thời gian tới, ngành Hải quan sẽ tiến hành ký kết hợp tác với các Hiệp hội DN, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tốt cho DN hoạt động thương mại cũng như chấp hành tốt pháp luật hải quan, góp phần xây dựng ngành Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả.
Trong thời gian tới, quan hệ đối tác hải quan-DN hướng tới thực hiện bốn mục tiêu cốt lõi.
Thứ nhất, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới về phát triển đội ngũ DN, doanh nhân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của DN.
Thứ hai, thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại cũng như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cộng đồng DN được bình đẳng, lành mạnh, tuân thủ pháp luật về hải quan.
Thứ ba, hướng dẫn, hỗ trợ DN thực thi đúng quy định của pháp luật về hải quan, hạn chế và ngăn ngừa vi phạm pháp luật hải quan.
Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan, minh bạch hóa hoạt động hải quan và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan…/.