Quản lý thuế thương mại điện tử - yêu cầu cấp thiết!
(Tài chính) Là quốc gia có dân số trẻ, đang trên đà phát triển, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát triển về thương mại điện tử (TMĐT), theo đó đây sẽ là nguồn dư địa ngân sách dồi dào trong tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của TMĐT nên cơ quan thuế sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý và thu thuế đối với lĩnh vực này. Chính vì vậy, nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu về các loại hình kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, qua đó đề xuất, kiến nghị giải pháp quản lý hiệu quả TMĐT, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) và đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng là yêu cầu cấp thiết.
Doanh nghiệp thương mại điện tử: doanh thu cao, nộp thuế thấp
Hiện nay để nhận biết về TMĐT có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng theo định nghĩa khái quát và đầy đủ nhất của Uỷ ban châu Âu, TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh.
TMĐT gồm nhiều hành vi, trong đó có các hoạt động: mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng; cả thương mại dịch vụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính; chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các hoạt động mới như siêu thị ảo.
TMĐT gồm nhiều hành vi, trong đó có các hoạt động: mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng; cả thương mại dịch vụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính; chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các hoạt động mới như siêu thị ảo.
Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh TMĐT đã và đang phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghệ số. Với ưu thế lực lượng dân số trẻ, khả năng thích ứng nhanh với các thiết bị điện tử trong hoạt động giao dịch thương mại, cùng với tốc độ phát triển internet được coi là nhanh nhất châu Á, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng phát triển rất lớn về TMĐT.
Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, 99% doanh nghiệp (DN) hiện nay đều có máy tính sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó 79% sử dụng đường truyền internet tốc độ cao, 20% sử dụng mạng nội bộ riêng (mạng LAN). Có trên 226.000 tên miền “.vn” (mã Việt Nam) đang duy trì thường xuyên, đứng đầu trong khối ASEAN về số lượng đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia, trong đó Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã chiếm trên 80% tổng số tên miền. Xét theo địa bàn hoạt động, các Thành phố lớn vẫn là nơi tập trung tỷ lệ DN có website để quảng bá, mua bán các dịch vụ, sản phẩm qua mạng cao nhất, lần lượt là Hà Nội 69%, TP. Hồ Chí Minh 56%, Hải Phòng 37%, Đà Nẵng 36% và Cần Thơ 32%.
Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, 99% doanh nghiệp (DN) hiện nay đều có máy tính sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó 79% sử dụng đường truyền internet tốc độ cao, 20% sử dụng mạng nội bộ riêng (mạng LAN). Có trên 226.000 tên miền “.vn” (mã Việt Nam) đang duy trì thường xuyên, đứng đầu trong khối ASEAN về số lượng đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia, trong đó Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã chiếm trên 80% tổng số tên miền. Xét theo địa bàn hoạt động, các Thành phố lớn vẫn là nơi tập trung tỷ lệ DN có website để quảng bá, mua bán các dịch vụ, sản phẩm qua mạng cao nhất, lần lượt là Hà Nội 69%, TP. Hồ Chí Minh 56%, Hải Phòng 37%, Đà Nẵng 36% và Cần Thơ 32%.
TMĐT đem lại rất nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã phát hiện nhiều DN TMĐT có các vi phạm pháp luật về thuế. Theo khảo sát mới đây của Tổng cục Thuế, hầu hết các DN TMĐT có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, một số DN mới chỉ thành lập được vài năm nhưng doanh thu đã lên tới cả nghìn tỷ đồng, trong khi số tiền nộp ngân sách không đáng kể.
Điển hình như Công ty CP giải pháp thanh toán Việt Nam, doanh thu năm 2012 đạt 803 tỷ đồng, nhưng số thuế GTGT năm 2012 chỉ là 1,8 tỷ đồng và số thuế TNDN đã nộp năm 2012 chỉ là 35 triệu đồng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra một số DN hoạt động trong lĩnh vực này, cơ quan thuế bước đầu đã nhận diện được một số sai phạm có tính chất điển hình. Đối với loại hình quảng cáo trực tuyến bằng Google, các DN vi phạm thường không kê khai đủ hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT; không kê khai thuế nhà thấu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia như Goole, Yahoo… có phát sinh dịch vụ ở Việt Nam.
Đối với loại hình kinh doanh thẻ điện thoại hoặc thẻ game online, các hành vi vi phạm chủ yếu là chiết khấu thanh toán cho khách hàng theo tỷ lệ không phù hợp với khoản chiết khấu nhận được từ nhà cung cấp; các DN sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán các khoản phí dịch vụ nước ngoài không kê khai doanh thu tính thuế. Đa số các DN sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân, nhưng không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế GTGT và TNDN.
Điển hình như Công ty CP giải pháp thanh toán Việt Nam, doanh thu năm 2012 đạt 803 tỷ đồng, nhưng số thuế GTGT năm 2012 chỉ là 1,8 tỷ đồng và số thuế TNDN đã nộp năm 2012 chỉ là 35 triệu đồng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra một số DN hoạt động trong lĩnh vực này, cơ quan thuế bước đầu đã nhận diện được một số sai phạm có tính chất điển hình. Đối với loại hình quảng cáo trực tuyến bằng Google, các DN vi phạm thường không kê khai đủ hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT; không kê khai thuế nhà thấu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia như Goole, Yahoo… có phát sinh dịch vụ ở Việt Nam.
Đối với loại hình kinh doanh thẻ điện thoại hoặc thẻ game online, các hành vi vi phạm chủ yếu là chiết khấu thanh toán cho khách hàng theo tỷ lệ không phù hợp với khoản chiết khấu nhận được từ nhà cung cấp; các DN sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán các khoản phí dịch vụ nước ngoài không kê khai doanh thu tính thuế. Đa số các DN sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân, nhưng không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế GTGT và TNDN.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với một lĩnh vực tương đối mới là TMĐT, trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo toàn ngành thực hiện rà soát, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau nhằm nhận diện các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh TMĐT, xây dựng hồ sơ để tiến hành phân tích rủi ro và lựa chọn các DN có doanh thu lớn, rủi ro cao để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2013. Theo hướng này, một số Cục Thuế lớn đã tiến hành thanh tra, kiểm tra thí điểm các DN có hoạt động kinh doanh TMĐT điển hình, như: quảng cáo trực tuyến, trò chơi trực tuyến,… nhằm xác định các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Trong năm 2012, Cục Thuế Hà Nội đã thu thập hồ sơ và khảo sát thông tin của 26 DN kinh doanh TMĐT, từ đó đã ra quyết định thanh tra, kiểm tra đối với 08 DN. Kết quả cho thấy, cơ quan thuế đã giảm số thuế GTGT được khấu trừ 2,7 tỷ đồng; giảm lỗ 26,6 tỷ đồng và truy thu 8,7 tỷ đồng. Tương tự tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 đã thanh tra 09 DN, qua đó đã kiến nghị giảm lỗ 2.5 tỷ và truy thu 1,8 tỷ đồng. Trong năm 2013, Cục Thuế Hà Nội tiếp tục thanh tra, kiểm tra đối với 36 DN, còn TP. Hồ Chí Minh cũng đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra 48 DN. Mặc dù vậy, con số này vẫn là quá ít ỏi so với dư địa nguồn thu từ lĩnh vực kinh doanh TMĐT - một chuyên gia kinh tế nhận định.
Trong năm 2012, Cục Thuế Hà Nội đã thu thập hồ sơ và khảo sát thông tin của 26 DN kinh doanh TMĐT, từ đó đã ra quyết định thanh tra, kiểm tra đối với 08 DN. Kết quả cho thấy, cơ quan thuế đã giảm số thuế GTGT được khấu trừ 2,7 tỷ đồng; giảm lỗ 26,6 tỷ đồng và truy thu 8,7 tỷ đồng. Tương tự tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 đã thanh tra 09 DN, qua đó đã kiến nghị giảm lỗ 2.5 tỷ và truy thu 1,8 tỷ đồng. Trong năm 2013, Cục Thuế Hà Nội tiếp tục thanh tra, kiểm tra đối với 36 DN, còn TP. Hồ Chí Minh cũng đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra 48 DN. Mặc dù vậy, con số này vẫn là quá ít ỏi so với dư địa nguồn thu từ lĩnh vực kinh doanh TMĐT - một chuyên gia kinh tế nhận định.
Lĩnh vực mới đòi hỏi biện pháp quản lý mới
Do những tính chất đặc thù của TMĐT khác với thương mại truyền thống, như quy mô hoạt động rộng trên môi trường internet có tính phi biên giới; dễ dàng thay đổi, che dấu thông tin,… nên cơ quan thuế sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai, quản lý đối với lĩnh vực này.
Theo Vụ trưởng - Phó Ban cải cách Tổng cục Thuế Nguyễn Quang Tiến, những khó khăn mà cơ quan thuế đang phải đối mặt trong quản lý thuế hoạt động TMĐT đến từ nhiều phía. Về cơ sở pháp lý: mặc dù các văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động TMĐT đã tương đối đầy đủ, như Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số,… tuy nhiên, sự phát triển của TMĐT đã làm phát sinh một số vấn đề mà chính sách thuế hiện nay chưa có quy định cụ thể, khiến cho cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT) lúng túng trong thực thi.
Đơn cử như tại Lâm Đồng, qua khảo sát tại DN cung cấp dịch vụ internet và game online đã phát sinh vướng mắc về chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân từ hành vi chuyển nhượng, mua bán điểm ảo trong game online để thu tiền thật. Thực tế, giá trị giao dịch của loại hình mua bán này lên tới hàng tỷ đồng, nhưng do hiện nay các văn bản về thuế chưa hướng dẫn rõ hoạt động của người chơi game chuyên nghiệp, sau đó chuyển nhượng lại số điểm đã được tích lũy để thu tiền thật có phải hành vi kinh doanh hay không, hoặc thu nhập trên có xác định là thu nhập chuyển nhượng quyền thương mại không, nên chưa có chế tài xử lý.
Theo Vụ trưởng - Phó Ban cải cách Tổng cục Thuế Nguyễn Quang Tiến, những khó khăn mà cơ quan thuế đang phải đối mặt trong quản lý thuế hoạt động TMĐT đến từ nhiều phía. Về cơ sở pháp lý: mặc dù các văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động TMĐT đã tương đối đầy đủ, như Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số,… tuy nhiên, sự phát triển của TMĐT đã làm phát sinh một số vấn đề mà chính sách thuế hiện nay chưa có quy định cụ thể, khiến cho cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT) lúng túng trong thực thi.
Đơn cử như tại Lâm Đồng, qua khảo sát tại DN cung cấp dịch vụ internet và game online đã phát sinh vướng mắc về chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân từ hành vi chuyển nhượng, mua bán điểm ảo trong game online để thu tiền thật. Thực tế, giá trị giao dịch của loại hình mua bán này lên tới hàng tỷ đồng, nhưng do hiện nay các văn bản về thuế chưa hướng dẫn rõ hoạt động của người chơi game chuyên nghiệp, sau đó chuyển nhượng lại số điểm đã được tích lũy để thu tiền thật có phải hành vi kinh doanh hay không, hoặc thu nhập trên có xác định là thu nhập chuyển nhượng quyền thương mại không, nên chưa có chế tài xử lý.
Về công tác đăng ký thuế, Việt Nam hiện nay quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp, theo đó, NNT tự kê khai hoạt động kinh doanh đăng ký trên tờ khai ban đầu và bổ sung khi có thay đổi. Điều đó đồng nghĩa với việc, cơ quan thuế chỉ nắm bắt được các hoạt động thực sự của NNT qua công tác thanh tra, kiểm tra. Đối với các hoạt động có tính chất mở và thông thoáng trên môi trường internet thì với phương thức quản lý như hiện nay, cơ quan thuế càng khó phát hiện, nếu các cá nhân, DN thực hiện hoạt động kinh doanh không đăng ký với cơ quan thuế.
Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT cũng đòi hỏi những yêu cầu rất khác so với thanh tra, kiểm tra theo phương thức truyền thống. Trong thanh tra, kiểm tra TMĐT, cán bộ thanh tra phải có trình độ về tin học, ngoại ngữ và phải giỏi về các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ để truy lần dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu lịch sử giao dịch làm bằng chứng đấu tranh đối với các hành vi vi phạm của NNT. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế gặp phải một số nút thắt như: NNT xóa dữ liệu hoặc không cung cấp dữ liệu của máy chủ; trình độ tin học của cán bộ thanh tra còn hạn chế nên rất khó khai thác được các khoản doanh thu không kê khai hoặc kê khai chưa đầy đủ trong giao dịch mua bán TMĐT trên hệ thống máy chủ của DN hoặc mạng internet.
Đối với một số DN thuê máy chủ để vận hành trang web bán hàng, cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin từ các đơn vị cho thuê máy chủ do cơ chế bảo mật thông tin của khách hàng. Mặt khác, với phương thức thanh toán trực tuyến rất linh hoạt và đa dạng hiện nay (như ví điện tử, thẻ visa cá nhân, hệ thống thanh toán quốc tế paypal), các cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch qua mạng internet từ khâu đặt hàng cho đến khâu thanh toán. Trong khi đó, việc thu thập thông tin dữ liệu về lịch sử giao dịch, sao kê tài khoản ngân hàng từ các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán hoặc các đơn vị làm trung gian thanh toán (ví điện tử) rất khó khăn do thiếu cơ chế phối hợp cung cấp thông tin, đặc biệt là các giao dịch TMĐT xuyên biên giới, dẫn đến thất thu NSNN không nhỏ.
Đối với một số DN thuê máy chủ để vận hành trang web bán hàng, cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin từ các đơn vị cho thuê máy chủ do cơ chế bảo mật thông tin của khách hàng. Mặt khác, với phương thức thanh toán trực tuyến rất linh hoạt và đa dạng hiện nay (như ví điện tử, thẻ visa cá nhân, hệ thống thanh toán quốc tế paypal), các cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch qua mạng internet từ khâu đặt hàng cho đến khâu thanh toán. Trong khi đó, việc thu thập thông tin dữ liệu về lịch sử giao dịch, sao kê tài khoản ngân hàng từ các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán hoặc các đơn vị làm trung gian thanh toán (ví điện tử) rất khó khăn do thiếu cơ chế phối hợp cung cấp thông tin, đặc biệt là các giao dịch TMĐT xuyên biên giới, dẫn đến thất thu NSNN không nhỏ.
Về nguồn nhân lực, trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đòi hỏi cán bộ thuế phải tường tận nghiệp vụ cả về chuyên ngành Thuế, kinh tế, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, thì dường như yêu cầu này là quá cao đối với đội ngũ cán bộ ngành Thuế hiện tại, do đó sẽ cần có thời gian để đào tạo bồi dưỡng. Với tốc độ phát triển internet như hiện nay, hoạt động TMĐT sẽ ngày càng gia tăng, kéo theo các hình thức kinh doanh TMĐT cũng sẽ ngày càng phát triển đa đạng và phức tạp. Nếu cơ quan thuế không kịp nắm bắt và có biện pháp quản lý phù hợp sẽ không quản lý được DN, tạo ra sự mất bình đẳng trong môi trường kinh doanh và mất nguồn dư địa thuế dồi dào, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn về thu ngân sách như hiện nay.
Một số kiến nghị đề xuất
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động TMĐT, ông Tiến cho rằng, trước tiên cần rà soát lại các văn bản pháp luật thuế hiện hành để kịp thời có những hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển cũng như tình hình thực tế hoạt động của DN kinh doanh TMĐT. Cơ quan thuế cần nghiên cứu, nhận diện và phân nhóm NNT theo các loại hình TMĐT điển hình để tập trung nguồn lực quản lý.
Trước mắt sẽ chú trọng vào các loại hình TMĐT đang phát triển mạnh và rủi ro cao như: kinh doanh trò chơi trực tuyến (gameonline); cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến; sàn giao dịch TMĐT; cung cấp sản phẩm số (nhạc, phim qua internet)… sau đó tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, răn đe các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh này. Cạnh đó, có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn giúp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh TMĐT nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế.
Trước mắt sẽ chú trọng vào các loại hình TMĐT đang phát triển mạnh và rủi ro cao như: kinh doanh trò chơi trực tuyến (gameonline); cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến; sàn giao dịch TMĐT; cung cấp sản phẩm số (nhạc, phim qua internet)… sau đó tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, răn đe các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh này. Cạnh đó, có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn giúp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh TMĐT nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế.
Để đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo, quản lý, ngành Thuế cần thành lập bộ phận chuyên trách về TMĐT tại một số Cục Thuế lớn, kết hợp với Tổ TMĐT thuộc Tổng cục Thuế tổ chức triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Nhằm trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT cho công chức thuế, Tổng cục Thuế cần tiến hành tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo trong và ngoài nước, theo đó sẽ phối hợp với Cục TMĐT - Bộ Công thương và Cục phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an tổ chức lớp đào tạo kiến thức về TMĐT và kỹ năng tìm kiếm, truy lần dữ liệu. Ngành Thuế cũng cần đề xuất hỗ trợ kỹ thuật và kỹ năng quản lý từ các tổ chức quốc tế, đồng thời, cần rà soát lại các thông tư liên tịch hiện hành về trao đổi thông tin với các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về TMĐT để phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực này.
Về nguồn nhân lực, hiện nay cán bộ thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT còn rất hạn chế, trong khi yêu cầu nhiệm vụ không thể chờ đợi. Vì vậy trong ngắn hạn, ngành Thuế cần tăng cường thêm nguồn nhân lực để tăng cường năng lực cho Tổ chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.
Về lâu dài khi có đủ nguồn lực và kỹ năng, Tổ chuyên trách sẽ được mở rộng, củng cố và nâng lên thành đơn vị độc lập trong Tổng cục Thuế, đồng thời thành lập phòng quản lý thuế đối với TMĐT tại một số Cục Thuế lớn. Theo đó, Tổ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thuộc Tổng cục Thuế sẽ đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các phòng TMĐT tại các Cục Thuế, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trên quy mô cả nước.
Về lâu dài khi có đủ nguồn lực và kỹ năng, Tổ chuyên trách sẽ được mở rộng, củng cố và nâng lên thành đơn vị độc lập trong Tổng cục Thuế, đồng thời thành lập phòng quản lý thuế đối với TMĐT tại một số Cục Thuế lớn. Theo đó, Tổ quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT thuộc Tổng cục Thuế sẽ đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các phòng TMĐT tại các Cục Thuế, đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trên quy mô cả nước.