Rót vốn vào sản xuất, kinh doanh qua nhiều cửa
(Tài chính) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đã mua trên 45.000 tỷ đồng nợ xấu, đồng thời tiến hành phân loại và từng bước xử lý. Cùng với việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, NHNN cũng tập trung thực hiện nhiều chương trình trọng điểm nhằm “bơm vốn” vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sẽ có nhiều chương trình cho vay
Chiều qua (25/4), tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4/2014 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bà Nguyễn Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết: “Tính đến ngày 22/4, tín dụng toàn hệ thống đối với nền kinh tế tăng 0,62% so với cuối năm 2013. Theo quy luật, tín dụng thường bắt đầu tăng mạnh từ quý II và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 12-14% của năm 2014 có thể sẽ đạt được”.
Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm: “Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhằm cung vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thống đốc đã tập trung thực hiện tháo gỡ các vướng mắc trong quan hệ tín dụng, lãi suất thông qua các hội nghị kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp tại các tỉnh. Gói 30.000 tỷ đồng cũng được phối hợp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ cho vay...”.
“Ngay trong sáng 25/4, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã có cuộc làm việc với các ngân hàng thương mại, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong việc giải ngân vốn nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời”, bà Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tập trung vào một số chương trình trọng điểm như triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đối với các mô hình liên kết, mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, chuỗi liên kết sản phẩm. Cơ quan này cũng sẽ triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng lãi suất 5% trong thời hạn tối đa 10 năm phục vụ đóng vỏ tàu sắt, cải hoán nâng cấp tàu cũ để ngư dân vươn khơi bám biển; phối hợp với Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng về việc mở rộng chương trình cho vay nhà ở theo Nghị quyết số 02; triển khai chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng trên cơ sở kiểm soát dòng tiền, hạn chế rủi ro.
Liên quan đến vấn đề lãi suất cho vay, đại diện NHNN chỉ rõ: “Lãi suất các khoản vay cũ tiếp tục được các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm. Tính đến ngày 3/4, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 5,5% tổng dư nợ cho vay VND, giảm mạnh so với tỷ trọng 65,8% trước thời điểm 15/7/2012. Dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 13%/năm chiếm 16,62% tổng dư nợ cho vay bằng VND, giảm so với tỷ trọng 31% vào tháng 6/2013”.
Phân loại xử lý 45.000 tỷ đồng nợ xấu
Về con số nợ xấu chính thức, ông Đào Quang Tính, Phó chánh Thanh tra Giám sát (NHNN) thông tin: “Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2/2014, nợ xấu toàn ngành chiếm 3,86% tổng dư nợ, tương đương 122.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nền kinh tế suy giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn, NHNN thực hiện chỉ đạo của Chính phủ ban hành Quyết định số 780 cho phép ngân hàng cơ cấu lại nợ. Nếu không có giải pháp này, sẽ có 185.000 tỷ đồng chuyển thành nợ xấu. NHNN xác định khoản nợ này cũng là nợ xấu, như vậy cộng vào thì thực tế số nợ xấu lên tới 308.000 tỷ đồng, tương đương 9,71% tổng dư nợ”.
Liên quan tới phần nợ xấu đã được VAMC mua, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch VAMC cho biết: “VAMC đã mua trên 45.000 tỷ đồng nợ xấu và đang tiến hành phân loại, sắp xếp và từng bước xử lý.
Chúng tôi đã phân loại được 983 khách hàng với tổng số nợ gốc hơn 37.600 tỷ đồng. Trong đó, khách hàng được cơ cấu nợ là 145 khách hàng với 14.000 tỷ đồng, xem xét khởi kiện thu hồi nợ và phát mại tài sản 347 khách hàng với 6.800 tỷ đồng. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành bán nợ thí điểm lần thứ nhất với 4 loại khách hàng, tổng số nợ 1.400 tỷ đồng”. “Hiện VAMC đã điều chỉnh lãi suất cho 26 khách hàng với dư nợ 2.200 tỷ đồng, trực tiếp cơ cấu lại nợ 120 khách với số tiền 8.600 tỷ đồng và phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi nợ 450 tỷ đồng từ các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm.
Tuy nhiên, đại diện VAMC cũng cho rằng hiện nay chưa có hành lang pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để bán nợ xấu. Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn việc bán đấu giá tài sản bảo đảm của VAMC đang lấy ý kiến, VAMC chỉ được thực hiện việc bán đấu giá đối với tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
Chiều qua (25/4), tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4/2014 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bà Nguyễn Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết: “Tính đến ngày 22/4, tín dụng toàn hệ thống đối với nền kinh tế tăng 0,62% so với cuối năm 2013. Theo quy luật, tín dụng thường bắt đầu tăng mạnh từ quý II và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 12-14% của năm 2014 có thể sẽ đạt được”.
Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm: “Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhằm cung vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thống đốc đã tập trung thực hiện tháo gỡ các vướng mắc trong quan hệ tín dụng, lãi suất thông qua các hội nghị kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp tại các tỉnh. Gói 30.000 tỷ đồng cũng được phối hợp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ cho vay...”.
“Ngay trong sáng 25/4, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã có cuộc làm việc với các ngân hàng thương mại, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong việc giải ngân vốn nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời”, bà Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tập trung vào một số chương trình trọng điểm như triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đối với các mô hình liên kết, mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, chuỗi liên kết sản phẩm. Cơ quan này cũng sẽ triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng lãi suất 5% trong thời hạn tối đa 10 năm phục vụ đóng vỏ tàu sắt, cải hoán nâng cấp tàu cũ để ngư dân vươn khơi bám biển; phối hợp với Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng về việc mở rộng chương trình cho vay nhà ở theo Nghị quyết số 02; triển khai chương trình liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng trên cơ sở kiểm soát dòng tiền, hạn chế rủi ro.
Liên quan đến vấn đề lãi suất cho vay, đại diện NHNN chỉ rõ: “Lãi suất các khoản vay cũ tiếp tục được các tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm. Tính đến ngày 3/4, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 15%/năm chiếm 5,5% tổng dư nợ cho vay VND, giảm mạnh so với tỷ trọng 65,8% trước thời điểm 15/7/2012. Dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên 13%/năm chiếm 16,62% tổng dư nợ cho vay bằng VND, giảm so với tỷ trọng 31% vào tháng 6/2013”.
Phân loại xử lý 45.000 tỷ đồng nợ xấu
Về con số nợ xấu chính thức, ông Đào Quang Tính, Phó chánh Thanh tra Giám sát (NHNN) thông tin: “Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2/2014, nợ xấu toàn ngành chiếm 3,86% tổng dư nợ, tương đương 122.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nền kinh tế suy giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn, NHNN thực hiện chỉ đạo của Chính phủ ban hành Quyết định số 780 cho phép ngân hàng cơ cấu lại nợ. Nếu không có giải pháp này, sẽ có 185.000 tỷ đồng chuyển thành nợ xấu. NHNN xác định khoản nợ này cũng là nợ xấu, như vậy cộng vào thì thực tế số nợ xấu lên tới 308.000 tỷ đồng, tương đương 9,71% tổng dư nợ”.
Liên quan tới phần nợ xấu đã được VAMC mua, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó chủ tịch VAMC cho biết: “VAMC đã mua trên 45.000 tỷ đồng nợ xấu và đang tiến hành phân loại, sắp xếp và từng bước xử lý.
Chúng tôi đã phân loại được 983 khách hàng với tổng số nợ gốc hơn 37.600 tỷ đồng. Trong đó, khách hàng được cơ cấu nợ là 145 khách hàng với 14.000 tỷ đồng, xem xét khởi kiện thu hồi nợ và phát mại tài sản 347 khách hàng với 6.800 tỷ đồng. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành bán nợ thí điểm lần thứ nhất với 4 loại khách hàng, tổng số nợ 1.400 tỷ đồng”. “Hiện VAMC đã điều chỉnh lãi suất cho 26 khách hàng với dư nợ 2.200 tỷ đồng, trực tiếp cơ cấu lại nợ 120 khách với số tiền 8.600 tỷ đồng và phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi nợ 450 tỷ đồng từ các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết thêm.
Tuy nhiên, đại diện VAMC cũng cho rằng hiện nay chưa có hành lang pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để bán nợ xấu. Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn việc bán đấu giá tài sản bảo đảm của VAMC đang lấy ý kiến, VAMC chỉ được thực hiện việc bán đấu giá đối với tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu có giá trị dưới 10 tỷ đồng.