Sáng tạo - Con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(Tài chính) Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) để phát triển cần học cách đi trên con đường đổi mới sáng tạo, con đường nghiên cứu phát triển, tạo ra giá trị gia tăng bằng sản phẩm dịch vụ mới. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng cần tập trung nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp; mở chính sách để các doanh nghiệp này có thể tiếp cận tín dụng và tham gia vào các dịch vụ công, các dự án của Nhà nước…
Trong những năm gần đây, số lượng DNNVV gia tặng mạnh mẽ về số lượng. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2014 tăng 1,63 lần so với năm 2006. Đỉnh cao là năm 2009- 2010, số doanh nghiệp thành lập đạt 84.300 doanh nghiệp. Nhìn chung DNNVV vẫn thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn tự có và khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Doanh thu, lợi nhuận của DNNVV đang có xu hướng giảm. Theo số liệu của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010, DNNVV chiếm 46,84% tổng doanh thu của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế thấp chỉ chiếm 22,87% của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Năm 2012 doanh thu tăng, chiếm 43,7% nhưng lợi nhuận giảm thấp xuống tỷ lệ 7,26%. Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ, chủ yếu là DNNVV tăng từ 25,14% năm 2010 lên 65,8% năm 2013. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi cũng giảm từ 64,12% năm 2010 xuống còn 34,2% năm 2013.
Tại hội thảo Thách thức phát triển doanh nghiệp năm 2015 diễn ra mới đây, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Thu Thủy đã chỉ ra những hạn chế đang bó chân các DNNVV. Trước hết, hạn chế đến từ quy mô nhỏ và vừa về lao động và vốn của doanh nghiệp. Đáng lưu ý, trong khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước có tới 98,6% là quy mô nhỏ và vừa, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6%. Cùng với đó, DNNVV gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng. Số lượng DNNVV vay vốn từ các ngân hàng thương mại giảm hơn 1.200 doanh nghiệp trong chưa đầy 2 năm 2012- 2013. Tồn tại và cũng chính là khó khăn thứ ba của DNNVV là trình độ công nghệ doanh nghiệp thấp, tốc độ đổi mới chậm, chủ yếu vẫn là các công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu.
Có thể thấy rằng, mặc dù mang trong mình vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đóng góp ngân sách quốc gia và ổn định kinh tế xã hội, DNNVV Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, vốn, công nghệ, trình độ quản lý kéo theo yếu kém về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành, hiện DNNVV Việt Nam có hai điểm yếu hơn so với các nước trên thế giới. Đó là, cùng có số lượng đông đảo như nhau nhưng DNNVV nước ta lại đóng góp cho GDP thấp hơn các nước. Mặt khác, khi nhìn vào nền kinh tế toàn cầu, DNNVV nước ta rất ít, doanh nghiệp lớn lại càng ít hơn. Kéo theo sự hạn chế về các lợi thế khi tham gia vào chuỗi hội nhập. Chưa kể, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và kỹ năng quản trị của doanh nghiệp Việt Nam nói chung rất thấp.
Xu thế phát triển kinh tế kinh doanh hiện nay gắn liền với sáng tạo, công nghệ và hội nhập. Sự phát triển kinh tế ngày càng gắn với yếu tố môi trường và xã hội, đòi hỏi sản xuất, sản phẩm và tiêu dùng xanh. Vì thế, DNNVV Việt Nam muốn phát triển cần học cách đi trên con đường đổi mới sáng tạo, con đường nghiên cứu phát triển, tạo ra giá trị gia tăng bằng sản phẩm dịch vụ mới, bằng yếu tố mới của sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, xuất khẩu cà phê, da giày, thiết bị điện tử thông minh của nước ta rất tốt, nhưng 10 năm sau, 20 năm sau mà chúng ta vẫn chỉ xuất khẩu hạt cà phê, vẫn chỉ gia công da giày, lắp ráp điện tử thì làm sao có thể gia tăng giá trị, doanh nghiệp làm sao lớn mạnh được.
Khi DNNVV nhận ra được con đường để có thể lớn mạnh bền vững, để có thể thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, thì các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng cần tập trung nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Bao gồm, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thiết lập các trung tâm thử nghiệm sản phẩm, thiết kế sản phẩm, kiểm tra nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp tư nhân, DNNVV ở một số ngành ưu tiên. Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, thương mại hoá.
Để giải quyết bài toán tín dụng cho DNNVV, Phó cục trưởng Bùi Thu Thủy cho rằng, về vĩ mô, cần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu thị trường tài chính, cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV bằng cách đơn giản hóa thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn với lãi suất và điều kiện cho vay phù hợp và khả thi hơn. Tăng cường phương án cho vay tín chấp cho DNNVV thông qua các hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp độc lập, tin cậy. Phát triển hình thức thuê tài chính giúp các doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế về vốn; sớm đưa Quỹ phát triển DNNVV vào vận hành. Đồng thời, tăng cường các nguồn hỗ trợ khác cho doanh nghiệp như thúc đẩy sự hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm, trong đó bao gồm cả vai trò hợp tác của Chính phủ với các quỹ mạo hiểm để đầu tư vào các ý tưởng mới, sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp.
Vai trò hỗ trợ của chính sách cũng cần theo hướng tăng cường sự tham gia của DNNVV trong việc cung cấp các dịch vụ công, tham gia vào các dự án đầu tư của nhà nước. Trong đó, nên có cơ chế tạo điều kiện cho DNNVV tham gia thực hiện thí điểm các dự án trong một số lĩnh vực, ngành nghề mà hiện tại chủ yếu do các tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện với các điều kiện ưu đãi về nguồn lực và hỗ trợ của Chính phủ như đang áp dụng cho DNNN. Các chính sách mua sắm công cũng cần có các quy định mở cửa cho sự tham gia của các DNNVV đủ điều kiện. Chính sách cũng cần bắc các nhịp cầu nối DNNVV với cộng đồng doanh nghiệp theo các mô hình liên kết, hợp tác bổ trợ cho nhau, từ đó tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Hơn nữa, với chính sách mở cửa và hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, năm qua và năm 2015 tới đây, nước ta đã ký kết và đang đàm phán ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Các dòng thuế sẽ được cắt giảm rất mạnh, cùng với sự tự do hóa, môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Lợi thế nhiều, nhưng khó khăn cũng lớn. Sân chơi mới tự do nhiều nhưng cũng là sân chơi cực kỳ kỷ luật với độ giám sát cao, đòi hỏi năng lực tuân thủ, vốn là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp nước ta. Ngoài ra, pháp luật về doanh nghiệp, về cạnh tranh sẽ được đẩy mạnh thực thi cùng với quyết tâm chống hàng giả, hàng nhái, bảo đảm sự trong sạch và công bằng của thị trường… đòi hỏi sự rất nhiều sự vận động và thay đổi của chính các doanh nghiệp.
Tại hội thảo Thách thức phát triển doanh nghiệp năm 2015 diễn ra mới đây, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Thu Thủy đã chỉ ra những hạn chế đang bó chân các DNNVV. Trước hết, hạn chế đến từ quy mô nhỏ và vừa về lao động và vốn của doanh nghiệp. Đáng lưu ý, trong khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước có tới 98,6% là quy mô nhỏ và vừa, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tỷ lệ doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6%. Cùng với đó, DNNVV gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng. Số lượng DNNVV vay vốn từ các ngân hàng thương mại giảm hơn 1.200 doanh nghiệp trong chưa đầy 2 năm 2012- 2013. Tồn tại và cũng chính là khó khăn thứ ba của DNNVV là trình độ công nghệ doanh nghiệp thấp, tốc độ đổi mới chậm, chủ yếu vẫn là các công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu.
Có thể thấy rằng, mặc dù mang trong mình vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đóng góp ngân sách quốc gia và ổn định kinh tế xã hội, DNNVV Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy mô, vốn, công nghệ, trình độ quản lý kéo theo yếu kém về năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành, hiện DNNVV Việt Nam có hai điểm yếu hơn so với các nước trên thế giới. Đó là, cùng có số lượng đông đảo như nhau nhưng DNNVV nước ta lại đóng góp cho GDP thấp hơn các nước. Mặt khác, khi nhìn vào nền kinh tế toàn cầu, DNNVV nước ta rất ít, doanh nghiệp lớn lại càng ít hơn. Kéo theo sự hạn chế về các lợi thế khi tham gia vào chuỗi hội nhập. Chưa kể, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và kỹ năng quản trị của doanh nghiệp Việt Nam nói chung rất thấp.
Xu thế phát triển kinh tế kinh doanh hiện nay gắn liền với sáng tạo, công nghệ và hội nhập. Sự phát triển kinh tế ngày càng gắn với yếu tố môi trường và xã hội, đòi hỏi sản xuất, sản phẩm và tiêu dùng xanh. Vì thế, DNNVV Việt Nam muốn phát triển cần học cách đi trên con đường đổi mới sáng tạo, con đường nghiên cứu phát triển, tạo ra giá trị gia tăng bằng sản phẩm dịch vụ mới, bằng yếu tố mới của sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, xuất khẩu cà phê, da giày, thiết bị điện tử thông minh của nước ta rất tốt, nhưng 10 năm sau, 20 năm sau mà chúng ta vẫn chỉ xuất khẩu hạt cà phê, vẫn chỉ gia công da giày, lắp ráp điện tử thì làm sao có thể gia tăng giá trị, doanh nghiệp làm sao lớn mạnh được.
Khi DNNVV nhận ra được con đường để có thể lớn mạnh bền vững, để có thể thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, thì các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng cần tập trung nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Bao gồm, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thiết lập các trung tâm thử nghiệm sản phẩm, thiết kế sản phẩm, kiểm tra nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp tư nhân, DNNVV ở một số ngành ưu tiên. Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh, thương mại hoá.
Để giải quyết bài toán tín dụng cho DNNVV, Phó cục trưởng Bùi Thu Thủy cho rằng, về vĩ mô, cần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu thị trường tài chính, cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV bằng cách đơn giản hóa thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn với lãi suất và điều kiện cho vay phù hợp và khả thi hơn. Tăng cường phương án cho vay tín chấp cho DNNVV thông qua các hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp độc lập, tin cậy. Phát triển hình thức thuê tài chính giúp các doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế về vốn; sớm đưa Quỹ phát triển DNNVV vào vận hành. Đồng thời, tăng cường các nguồn hỗ trợ khác cho doanh nghiệp như thúc đẩy sự hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm, trong đó bao gồm cả vai trò hợp tác của Chính phủ với các quỹ mạo hiểm để đầu tư vào các ý tưởng mới, sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp.
Vai trò hỗ trợ của chính sách cũng cần theo hướng tăng cường sự tham gia của DNNVV trong việc cung cấp các dịch vụ công, tham gia vào các dự án đầu tư của nhà nước. Trong đó, nên có cơ chế tạo điều kiện cho DNNVV tham gia thực hiện thí điểm các dự án trong một số lĩnh vực, ngành nghề mà hiện tại chủ yếu do các tập đoàn kinh tế nhà nước thực hiện với các điều kiện ưu đãi về nguồn lực và hỗ trợ của Chính phủ như đang áp dụng cho DNNN. Các chính sách mua sắm công cũng cần có các quy định mở cửa cho sự tham gia của các DNNVV đủ điều kiện. Chính sách cũng cần bắc các nhịp cầu nối DNNVV với cộng đồng doanh nghiệp theo các mô hình liên kết, hợp tác bổ trợ cho nhau, từ đó tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Hơn nữa, với chính sách mở cửa và hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, năm qua và năm 2015 tới đây, nước ta đã ký kết và đang đàm phán ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Các dòng thuế sẽ được cắt giảm rất mạnh, cùng với sự tự do hóa, môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Lợi thế nhiều, nhưng khó khăn cũng lớn. Sân chơi mới tự do nhiều nhưng cũng là sân chơi cực kỳ kỷ luật với độ giám sát cao, đòi hỏi năng lực tuân thủ, vốn là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp nước ta. Ngoài ra, pháp luật về doanh nghiệp, về cạnh tranh sẽ được đẩy mạnh thực thi cùng với quyết tâm chống hàng giả, hàng nhái, bảo đảm sự trong sạch và công bằng của thị trường… đòi hỏi sự rất nhiều sự vận động và thay đổi của chính các doanh nghiệp.