'Sóng ngầm' chuyển nhượng dự án bất động sản
(Tài chính) Hàng loạt các dự án bất động sản tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sau một thời gian bất động, bất ngờ được “đổi chủ”.
Ồ ạt tìm chủ mới
Đầu tháng 9/2013, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (PVR) đã thông qua việc AHC xin hợp tác đầu tư với PVR hoặc các hình thức khác để bán, chuyển nhượng Dự án tổ hợp căn hộ và dịch vụ công cộng CT15 Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội để đổi lại được hưởng phân chia lợi nhuận từ dự án.
Theo đó, PVR thông qua việc đầu tư tài chính ngắn hạn vào AHC để phục vụ phát triển và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty dưới hình thức nhận chuyển nhượng lại không quá 24% vốn điều lệ của AHC.
Hội đồng quản trị cũng thông qua việc hợp tác đầu tư phân chia lợi nhuận với đối tác hoặc các hình thức khác để bán, chuyển nhượng dự án tổ hợp căn hộ và dịch vụ công cộng CT15 Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
Lý do chuyển nhượng được ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc PVR trả lời trên báo chí là do diễn biến bất lợi của thị trường, cũng giống như phần lớn các công ty bất động sản khác, PVR đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu xếp vốn, huy động các nguồn vốn để thực hiện Dự án.
Dự án khởi công tháng 4/2011 và dự kiến hoàn thành từng hạng mục vào năm 2013. Nhưng đến nay dự án vẫn là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm.
Một thương vụ chuyển nhượng đình đám khác thời gian qua là việc “đổi chủ” của dự án Sky park residence (25D Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội).
Đây được coi là một trong những dự án sở hữu vị trí đất vàng tại Hà Nội. Quy mô dự án gồm hai khối nhà, trong đó khối văn phòng có chiều cao 25 tầng, khối chung cư có chiều cao 35 tầng, 3 tầng hầm dùng để xe, 5 tầng đế được sử dụng làm trung tâm thương mại.
Chủ đầu tư dự án Công ty Cổ phần Licogi 16 (LCG). Tính đến ngày 30/6/2013, chi phí xây dựng dở dang cơ bản của dự án này là 98 tỷ đồng.
Nhận định về thương vụ chuyển nhượng “dự án vàng” này, công ty chứng khoán SSI cho rằng, nếu thương vụ chuyển nhượng thành công dự sẽ giúp LCG thu về khoảng 170 tỷ đồng trong quý 4 hoặc chậm hơn, khoản tiền này sẽ giúp công ty này cơ cấu lại đường dòng tiền và nợ nần.
Theo giới thạo tin bất động sản, dự án Sky Park Residence đã có khá nhiều đối tác vào làm việc, đàm phán với chủ đầu tư dự án cách đây vài tháng. Tuy nhiên, đến tận tháng 11/2013, thương vụ này mới ngã ngũ khi có đối tác đã đạt được thống nhất giữa hai bên. Tuy nhiên, giá trị của thương vụ này thì không được tiết lộ.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Khắc Tâm, người công bố thông tin của LCG, ông Tâm cho biết thực chất thương vụ này vẫn chưa có gì là “xong”, chuyện định giá rất phúc tạp, không phải là chỉ nguyên hợp đồng mình mua mình bán, mà còn liên quan đến việc thẩm định năng lực của chủ đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư đó có năng lực để mua dự án hay không thì mới đi đến quyết định. Do vậy thương vụ này cũng vẫn chưa có gì.
Ông Tâm cũng tiết lộ thêm, "mấy ngày gần đây đối tác quan tâm mua dự án cũng đã có nhiều cuộc hợp với lãnh đạo công ty, LCG cũng mới chỉ thương thảo, đàm phán với phía đối tác, chứ chưa ký kết điều gì. Việc chuyển nhượng dự án vẫn còn gian truân ở phía trước."
Cũng trong tháng 8/2013, Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (UDC) cũng công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc nhượng Dự án chung cư Bàu Sen. UDC cũng thống nhất chủ trương chuyển nhượng toàn bộ dự án chung cư Bàu Sen cho nhà đầu tư khác đầu tư. Trong trường hợp không chuyển nhượng được, thống nhất với chủ trương điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển dự án chung cư Bàu Sen từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội.
Một thương vụ chuyển nhượng khác cũng được âm thầm diễn ra vào hồi tháng 8/2013, đó là việc Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (SAVE) chấp thuận phương án cho đối tác góp vốn với Công ty cổ phần Savimex để thực hiện đầu tư và hoàn tất hạ tầng kỹ thuật cũng như hồ sơ pháp lý của Dự án khu nhà ở tại phường Phú Mỹ, quận 7, TP. Hồ Chí Minh của SAVE.
Sau khi dự án đáp ứng đủ điều kiện để chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, Công ty Savimex sẽ chuyển nhượng toàn bộ dự án cho đối tác với tổng giá trị chuyển nhượng dự án bao gồm tổng giá trị đền bù đất và các chi phí chuẩn bị đầu tư khác. Giá trị thương vụ chuyển nhượng này hiện chưa được tiết lộ.
Vận hạn mới
Như vậy, có thể thấy thời gian qua, hàng loạt các dự án sở hữu những "mảnh đất vàng" do những khó những khó khăn của chủ đầu tư đã được “đổi chủ” hoặc đang được tìm đối tác để chuyển nhượng.
Theo đánh giá của các chuyên gia xu hướng chuyển nhượng bất động sản diễn ra là tất yếu. Bởi sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường đóng băng, rất nhiều chủ đầu tư bị nợ đọng vốn, suy kiệt tài chính, dẫn đến mất năng lực phát triển dự án. Việc giảm giá, bán bớt hoặc chuyển nhượng một phần dự án được cho là phương án tối ưu để tái cấu trúc và tiếp tục hoạt động.
Xét về mặt tích cực khách hàng cũng là người được hưởng lợi từ việc chuyển nhượng dự án. Thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư mới không những không giảm quyền lợi của khách hàng mà còn hỗ trợ thêm.
Khi Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) mua vào một lượng lớn cổ phần của Công ty cổ phần Kinh Doanh DV Cao Cấp Dầu Khí Việt Nam (PVR) và tái khởi động lại Dự án Hà Nội Times Tower, chủ đầu tư cũng đã cam kết với khách hàng sẽ đẩy nhanh tiến độ Dự án. Đồng thời, một số yêu cầu của khách hàng mua nhà tại Dự án cũng đã được OGC đáp ứng, chủ đầu tư chấp nhận giảm giá bán từ 22,5 triệu đồng/m2 xuống còn 18,5 triệu đồng/m2..
Hay dự án VP6 Linh Đàm sau khi được “đổi chủ”, tiến độ thực hiện được đẩy nhanh, dự án được bán với mức giá khá rẻ, thậm chí dự án còn trở nên vô cùng “hot” khi nhiều căn chênh tới hàng trăm triệu đồng.
Trả lời báo chí về xu hướng chuyển nhượng dự án, ông Trần Văn Long, Giám đốc công ty Luật Việt Link cho biết: “Khi thực hiện M&A, quyền lợi của khách hàng góp vốn sẽ được bảo đảm”.
Tuy nhiên, ông Long cũng đưa ra lời khuyên cho khách hàng tại những dự án được chuyển nhượng: “Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng góp vốn cũng như tránh các bất lợi có thể xảy ra đối với mình, khách hàng cần phải đọc kỹ cũng như cần có sự tham vấn ý kiến của luật sư trước khi tiến hành ký thanh lý hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư cũ và ký hợp đồng với chủ đầu tư mới vì điều này là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng”.
Đầu tháng 9/2013, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (PVR) đã thông qua việc AHC xin hợp tác đầu tư với PVR hoặc các hình thức khác để bán, chuyển nhượng Dự án tổ hợp căn hộ và dịch vụ công cộng CT15 Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội để đổi lại được hưởng phân chia lợi nhuận từ dự án.
Theo đó, PVR thông qua việc đầu tư tài chính ngắn hạn vào AHC để phục vụ phát triển và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty dưới hình thức nhận chuyển nhượng lại không quá 24% vốn điều lệ của AHC.
Hội đồng quản trị cũng thông qua việc hợp tác đầu tư phân chia lợi nhuận với đối tác hoặc các hình thức khác để bán, chuyển nhượng dự án tổ hợp căn hộ và dịch vụ công cộng CT15 Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
Lý do chuyển nhượng được ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc PVR trả lời trên báo chí là do diễn biến bất lợi của thị trường, cũng giống như phần lớn các công ty bất động sản khác, PVR đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu xếp vốn, huy động các nguồn vốn để thực hiện Dự án.
Dự án khởi công tháng 4/2011 và dự kiến hoàn thành từng hạng mục vào năm 2013. Nhưng đến nay dự án vẫn là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm.
Một thương vụ chuyển nhượng đình đám khác thời gian qua là việc “đổi chủ” của dự án Sky park residence (25D Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội).
Đây được coi là một trong những dự án sở hữu vị trí đất vàng tại Hà Nội. Quy mô dự án gồm hai khối nhà, trong đó khối văn phòng có chiều cao 25 tầng, khối chung cư có chiều cao 35 tầng, 3 tầng hầm dùng để xe, 5 tầng đế được sử dụng làm trung tâm thương mại.
Chủ đầu tư dự án Công ty Cổ phần Licogi 16 (LCG). Tính đến ngày 30/6/2013, chi phí xây dựng dở dang cơ bản của dự án này là 98 tỷ đồng.
Nhận định về thương vụ chuyển nhượng “dự án vàng” này, công ty chứng khoán SSI cho rằng, nếu thương vụ chuyển nhượng thành công dự sẽ giúp LCG thu về khoảng 170 tỷ đồng trong quý 4 hoặc chậm hơn, khoản tiền này sẽ giúp công ty này cơ cấu lại đường dòng tiền và nợ nần.
Theo giới thạo tin bất động sản, dự án Sky Park Residence đã có khá nhiều đối tác vào làm việc, đàm phán với chủ đầu tư dự án cách đây vài tháng. Tuy nhiên, đến tận tháng 11/2013, thương vụ này mới ngã ngũ khi có đối tác đã đạt được thống nhất giữa hai bên. Tuy nhiên, giá trị của thương vụ này thì không được tiết lộ.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Khắc Tâm, người công bố thông tin của LCG, ông Tâm cho biết thực chất thương vụ này vẫn chưa có gì là “xong”, chuyện định giá rất phúc tạp, không phải là chỉ nguyên hợp đồng mình mua mình bán, mà còn liên quan đến việc thẩm định năng lực của chủ đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư đó có năng lực để mua dự án hay không thì mới đi đến quyết định. Do vậy thương vụ này cũng vẫn chưa có gì.
Ông Tâm cũng tiết lộ thêm, "mấy ngày gần đây đối tác quan tâm mua dự án cũng đã có nhiều cuộc hợp với lãnh đạo công ty, LCG cũng mới chỉ thương thảo, đàm phán với phía đối tác, chứ chưa ký kết điều gì. Việc chuyển nhượng dự án vẫn còn gian truân ở phía trước."
Cũng trong tháng 8/2013, Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (UDC) cũng công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc nhượng Dự án chung cư Bàu Sen. UDC cũng thống nhất chủ trương chuyển nhượng toàn bộ dự án chung cư Bàu Sen cho nhà đầu tư khác đầu tư. Trong trường hợp không chuyển nhượng được, thống nhất với chủ trương điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển dự án chung cư Bàu Sen từ nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội.
Một thương vụ chuyển nhượng khác cũng được âm thầm diễn ra vào hồi tháng 8/2013, đó là việc Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (SAVE) chấp thuận phương án cho đối tác góp vốn với Công ty cổ phần Savimex để thực hiện đầu tư và hoàn tất hạ tầng kỹ thuật cũng như hồ sơ pháp lý của Dự án khu nhà ở tại phường Phú Mỹ, quận 7, TP. Hồ Chí Minh của SAVE.
Sau khi dự án đáp ứng đủ điều kiện để chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, Công ty Savimex sẽ chuyển nhượng toàn bộ dự án cho đối tác với tổng giá trị chuyển nhượng dự án bao gồm tổng giá trị đền bù đất và các chi phí chuẩn bị đầu tư khác. Giá trị thương vụ chuyển nhượng này hiện chưa được tiết lộ.
Vận hạn mới
Như vậy, có thể thấy thời gian qua, hàng loạt các dự án sở hữu những "mảnh đất vàng" do những khó những khó khăn của chủ đầu tư đã được “đổi chủ” hoặc đang được tìm đối tác để chuyển nhượng.
Theo đánh giá của các chuyên gia xu hướng chuyển nhượng bất động sản diễn ra là tất yếu. Bởi sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường đóng băng, rất nhiều chủ đầu tư bị nợ đọng vốn, suy kiệt tài chính, dẫn đến mất năng lực phát triển dự án. Việc giảm giá, bán bớt hoặc chuyển nhượng một phần dự án được cho là phương án tối ưu để tái cấu trúc và tiếp tục hoạt động.
Xét về mặt tích cực khách hàng cũng là người được hưởng lợi từ việc chuyển nhượng dự án. Thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư mới không những không giảm quyền lợi của khách hàng mà còn hỗ trợ thêm.
Khi Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) mua vào một lượng lớn cổ phần của Công ty cổ phần Kinh Doanh DV Cao Cấp Dầu Khí Việt Nam (PVR) và tái khởi động lại Dự án Hà Nội Times Tower, chủ đầu tư cũng đã cam kết với khách hàng sẽ đẩy nhanh tiến độ Dự án. Đồng thời, một số yêu cầu của khách hàng mua nhà tại Dự án cũng đã được OGC đáp ứng, chủ đầu tư chấp nhận giảm giá bán từ 22,5 triệu đồng/m2 xuống còn 18,5 triệu đồng/m2..
Hay dự án VP6 Linh Đàm sau khi được “đổi chủ”, tiến độ thực hiện được đẩy nhanh, dự án được bán với mức giá khá rẻ, thậm chí dự án còn trở nên vô cùng “hot” khi nhiều căn chênh tới hàng trăm triệu đồng.
Trả lời báo chí về xu hướng chuyển nhượng dự án, ông Trần Văn Long, Giám đốc công ty Luật Việt Link cho biết: “Khi thực hiện M&A, quyền lợi của khách hàng góp vốn sẽ được bảo đảm”.
Tuy nhiên, ông Long cũng đưa ra lời khuyên cho khách hàng tại những dự án được chuyển nhượng: “Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng góp vốn cũng như tránh các bất lợi có thể xảy ra đối với mình, khách hàng cần phải đọc kỹ cũng như cần có sự tham vấn ý kiến của luật sư trước khi tiến hành ký thanh lý hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư cũ và ký hợp đồng với chủ đầu tư mới vì điều này là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng”.