Sửa đổi, bổ sung quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA
Phạm vi điều chỉnh Thông tư quy định về việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bản ghi nhớ ký ngày 29/8/2012 về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Điều 1 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Điều 2, sửa đổi, bổ sung phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT Mục 4.
Mặt khác, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bản ghi nhớ ký ngày 29/8/2012 giữa các nước Lào, Philipines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 (sau đây gọi là cơ chế thí điểm).
Ngoài ra, thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN theo quy định tại Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA (cơ chế AWSC).
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên khác thực hiện cơ chế thí điểm; thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên ASEAN thực hiện cơ chế AWSC.
Nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (sau đây gọi là C/O mẫu D) thay cho việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bổ sung khoản 6 Điều 3 gồm “định nghĩa quy định từ khoản 1 đến khoản 5" Điều này không áp dụng đối với cơ chế AWSC.
Điều 4, thương nhân có thể đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất. Mặt khác, không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Đặc biệt, cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định.
Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC phải đáp ứng quy định đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận.
Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) là cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bản chấp thuận để thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Do đó, thương nhân đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư này đề nghị cấp Văn bản chấp thuận và đính kèm hồ sơ qua Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ http://www.ecosys.gov.vn (sau đây gọi là Hệ thống eCoSys).
Đáng lưu ý, hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận gồm đơn đề nghị cấp Văn bản chấp thuận; danh sách kèm theo mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa 1 bản sao; báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa 1 bản sao.
Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền thông báo trên Hệ thống eCoSys;trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, đề nghị thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đề nghị tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân xuất khẩu.
Đặc biệt, trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều này, tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân hoặc của nhà sản xuất liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/9/2020. Đáng lưu ý, với các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu D theo quy định tại Thông tư này cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu từ ngày 20/9/2020.
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong ATIGA đối với các lô hàng đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu kể từ ngày 20/9/2020.
Ngoài ra, các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban thực thi Hiệp định ATIGA và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN là căn cứ để các tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 27/2017/TT-BCT ngày 6/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 của Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA.