Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, lũy kế từ năm 1986 đến nay, thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào TP. Hà Nội đạt trên 11,3 tỷ USD và quốc gia này là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Hà Nội.
Các chuyên gia nhận định, nếu chính phủ Trung Quốc giải quyết được mối lo ngại của các công ty nước ngoài, sẽ có thêm dòng vốn FDI chất lượng cao vào lĩnh vực sản xuất.
Vốn FDI thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt 18 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm; đầu tư công đạt 19 tỷ USD. Nhưng đầu tư khu vực tư nhân vẫn trầm lắng, tăng 2,3% trong 9 tháng đầu năm và chỉ bằng 1/6 tốc độ tăng trưởng của năm ngoái.
Được coi là điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, Thái Nguyên hiện có 135 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động, trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh phía Bắc.
Ngay cả khi các công ty lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyundai, Kia… và nhiều tập đoàn tên tuổi khác đều đang vận hành nhà máy của mình tại Ấn Độ, Chính phủ nước này vẫn không ngừng nghiên cứu và đưa ra thêm các chính sách hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư. Điều này buộc Việt Nam phải có những động thái “đối ứng”, bởi Ấn Độ hiện là đối thủ cạnh tranh “đáng gờm” của Việt Nam trong thu hút FDI.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ; giải ngân ước đạt khoảng 18 tỷ USD.
Với việc cấp mới thêm hai dự án đầu tư lớn trong tháng 10 đạt gần 2,2 tỷ USD đã đưa Quảng Ninh vượt lên dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Thời gian qua, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam luôn quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) nói chung và DN vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng, để đảm bảo tốt quyền lợi BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động theo quy định. Để làm tốt công tác này, việc tổ chức đối thoại với cộng đồng DN về chính sách BHXH, BHYT là hoạt động thường xuyên của BHXH Việt Nam.
Sau hơn ba thập kỷ kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mới, vấn đề chất lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cần được đặt ra. Bài viết trao đổi về những hạn chế, bất cập của nguồn vốn này, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong thời gian tới.
Sáng ngày 16/10, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với cộng đòng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với chủ đề "Đồng hành và phát triển" được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các ý kiến đều cho rằng, thời gian qua, trước những khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã chủ động tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh thuận lợi.