Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo, chi phí vay cao hơn đã góp phần gây ra tình trạng căng thẳng nợ và vỡ nợ trái phiếu ở một số quốc gia châu Á trong vài tháng qua.
Ngày 6/4/2023, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã công bố báo cáo thường niên Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 (AREO) 2023. Theo đó, AMRO dự báo mức tăng trưởng trong ASEAN+3 năm nay là 4,6% và 4,5% vào năm 2024, còn tăng trưởng của toàn khu vực ASEAN lần lượt là 4,9% và 5,2%.
Trong khuôn khổ hợp tác tài chính khu vực ASEAN và ASEAN+3 năm 2021, trong 02 ngày 25-26/3/2021, Bộ Tài chính Việt Nam đã tham dự chuỗi Hội nghị cấp Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN và ASEAN+3 theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của quốc gia Brunei.
Trong những năm qua, Việt Nam và các nước thành viên đã không ngừng thúc đẩy thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ hướng tới một thị trường trái phiếu khu vực ASEAN+3 phát triển và hội nhập.
Ngày 5/8/2020, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Lê Hồng Phong (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị trực tuyến Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (gọi tắt là AFCDM+3). Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Kenji Okamura, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Trần Xuân Hà và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đồng chủ trì.
Ngày 14/4/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, đã chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19.
Trong nhóm các nước ASEAN, Việt Nam hiện là quốc qua được AMRO dự báo tăng trưởng ở mức cao nhất với 4,5%. Bên cạnh đó, Philippines và Myanmar là 2 nước cũng được dự báo có mức tăng trưởng cỡ 4,5%.
Khu vực ASEAN+ 3 (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) vẫn phải đối mặt với những thách thức cơ cấu trung và dài hạn như sự suy giảm năng suất và mức đầu tư thấp do hậu quả chưa phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Giải quyết những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và thịnh vượng.