Tác động của FDI, độ mở thương mại và di cư đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia đang phát triển

Tác động của FDI, độ mở thương mại và di cư đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia đang phát triển

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), độ mở thương mại và di cư đến bất bình đẳng thu nhập ở các nền kinh tế đang phát triển thông qua dữ liệu mẫu 36 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2008-2020 theo cách tiếp cận Bayes. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, FDI di cư có tác động cùng chiều với bất bình đẳng thu nhập trong khi mối quan hệ giữa độ mở thương mại và bất bình đẳng thu nhập là ngược chiều. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách đối với các quốc gia đang phát triển trong việc cải thiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập khi theo đuổi chính sách thu hút vốn FDI.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam

Một số yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam

Qua việc sử dụng bộ số liệu từ kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002-2014 (VHLSS) do Tổng cục Thống kê điều tra và công bố; Áp dụng phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng, sử dụng mô hình GMM với các biến số: Bất bình đẳng thu nhập, hệ số chênh lệch giàu nghèo, độ mở thương mại, ngân sách nhà nước, tỷ lệ đô thị hóa… cấp tỉnh giai đoạn này, nghiên cứu này cho thấy, có nhiều yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam hiện nay, trong đó có độ mở thương mại, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước...