Mới đây, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 4543/TCT-QLN trả lời thỏa đáng thắc mắc của người nộp thuế về các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế nợ ngành Thuế quản lý thu hồi được trong 10 tháng đầu năm đạt 22.713 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiệm vụ đặt ra trong công tác thu hồi nợ của ngành Thuế những tháng cuối năm hết sức nặng nề. Tuy vậy, ngành Thuế vẫn đặt mục tiêu phấn đấu tổng nợ thuế đến cuối năm 2020 giảm so với năm 2019.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 6/2020, tổng số tiền thuế nợ đã được 63 cục thuế đôn đốc, thu hồi đạt 14.921 tỷ đồng, trong đó thu bằng biện pháp quản lý nợ là 10.054 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 4.867 tỷ đồng.
Công tác quản lý, đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế đã được triển khai mạnh mẽ nhưng vẫn chưa thực sự quyết liệt và cần có những chế tài xử lý mạnh mẽ hơn.
Định giá tài sản là một khâu trong quy trình cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 99 Luật Thi hành án dân sự (THADS) 2014. Song, thực tiễn đang phát sinh những vướng mắc đòi hỏi cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các căn cứ để tiến hành định giá lại tài sản.
Mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2012 đã có một số quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC (gọi tắt là cưỡng chế hành chính) tại các Điều 86, 87 và 88. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai, các quy định này đã phát sinh những khó khăn, vướng mắc, thậm chí có vấn đề chưa được luật định, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung kịp thời.