Vượt qua những khó khăn, trở ngại, nhất là ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19, trong 7 tháng năm 2022 kinh tế Việt Nam vẫn ổn định với nhiều điểm sáng.
Thời gian qua, chính sách tài khóa được cho là “chìa khóa” góp phần phòng, chống đại dịch COVID-19 và cũng là chính sách tiên phong trong hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. Khi các gói hỗ trợ tài khóa được triển khai đã nhanh chóng “thẩm thấu” vào cuộc sống, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, bật dậy sau thời gian bị “nén lại” do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Chuyển đổi số là một yêu cầu cấp thiết và là xu hướng tất yếu đối với ngành Du lịch toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đây là vấn đề mang tính chiến lược trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch COVID-19 đang có những ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc trên toàn thế giới. Nắm bắt xu thế đó, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã và đang tích cực triển khai “du lịch số”, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.
Với mục tiêu đặt ra là đến hết năm nay, các đường bay quốc tế sẽ được khôi phục như thời điểm trước dịch. Tuy nhiên, đến tháng 7, lượng khách quốc tế mới chỉ đạt 1,3 triệu lượt, giảm 65%.
Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, diễn ra trong bối cảnh trong nước và thế giới chịu tác động lớn của đại dịch COVID-19. Hơn bao giờ hết, vai trò đầu tư công ngày càng quan trọng trong duy trì và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm khôi phục và hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, mục tiêu của bài viết này là phân tích đánh giá thực trạng, chỉ ra các hạn chế nhằm đề xuất các biện pháp khắc phục hạn chế nâng cao hiệu quả của đầu tư công.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 16/2022/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch COVID-19.
Bài viết này đánh giá ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi (TNNL) và một số yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19. Với ước lượng dữ liệu bảng REM, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 27 NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 - 2021 cho thấy, thu nhập ngoài lãi góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng, tương tự tỷ lệ dư nợ cho vay, quy mô hoạt động đều ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, tỷ lệ tiền gửi và chi phí hoạt động tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng.
Giá sản xuất và hàng tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến vào tháng 4 do ảnh hưởng từ chính sách đóng cửa vì dịch COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Bất động sản công nghiệp có bước phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19 với hàng loạt dự án đầu tư khu công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư với tỷ lệ lấp đầy cao tại khu vực phía bắc và phía Nam.