Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2023 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành gấp 2,1 lần.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2019 tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của tháng 11/2019 trong 6 năm trở lại đây. Tính chung 11 tháng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước (11,8%), thị trường sôi động, phát triển ổn định, hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm cung - cầu các loại hàng hóa trong những tháng cuối năm 2019.
Đúng như dự báo của các nhà phân tích trong những tháng trước, nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc của các doanh nghiệp mà nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ đang ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn trên sàn chứng khoán, xứng đáng được lựa chọn để “chọn mặt, gửi tiền” dịp cuối năm.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm 2019 đã đạt 3 triệu tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức bán lẻ hàng hoá và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Các loại hình như doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống; doanh thu du lịch lữ hành; doanh thu dịch vụ khác đều duy trì mức tăng trưởng khả quan.
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức đơn giản và tiện dụng nhất trong mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phương thức này chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng hóa với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp.