Việc điều hành tỷ giá linh hoạt của NHNN có thể tác động hiệu quả lên thị trường tiền tệ, như ổn định tỷ giá, hỗ trợ thanh khoản, bình ổn lãi suất liên ngân hàng.
Rất ít khả năng Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ nên có thể xem xét giảm giá VND thêm để hỗ trợ xuất khẩu. Từ khía cạnh khác, việc giảm giá VND chưa hẳn đã hỗ trợ tốt cho xuất khẩu, trong khi ổn định tỷ giá để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô là điều nên làm. Đây là hai quan điểm trái chiều về tỷ giá hiện nay.
Việt Nam hiện không bị Mỹ "gắn mác" là nước thao túng tiền tệ (tại Báo cáo mới nhất tháng 5/2019 của Bộ Tài chính Mỹ), song đã bị đưa vào danh sách 21 nước thuộc diện theo dõi.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có nguy cơ trở thành cuộc chiến tiền tệ, điều hành tỷ giá phải “cuốn theo chiều gió” để vừa bảo đảm an ninh tiền tệ, vừa phòng tránh được những rủi ro cho nền kinh tế trong nước.
Sức ép biến động tỷ giá năm nay sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ để hóa giải, nhờ đó tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý, với khoảng biến động ở khoảng 2%.
Rủi ro của năm 2019 đến từ biến động của đồng NDT. Nếu đồng Nhân dân tệ (NDT) tiếp tục mất giá sẽ gây sức ép nhất định lên tỷ giá VND và gián tiếp gây sức ép lên lãi suất.