Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã cho phép áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu tăng, giảm so với phương án tài chính của dự án PPP.
Một trong những điểm mới tại Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của Luật PPP.
Tại dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định về phương án tài chính của dự án PPP nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế triển khai các dự án PPP của các bộ, ngành và địa phương.
Kiểm toán 11 dự án BOT năm 2019, Kiểm toán Nhà nước đề nghị giảm chi phí đầu tư 507 tỷ đồng và giảm thời gian thu phí 56 năm của 7 dự án. Theo ông Phan Vinh Quang, Giám đốc Dự án USAID LEAP III tại Việt Nam, các dự án này chủ yếu chỉ định thầu nên cần có thiết chế bảo đảm chi phí hợp lý. “Giả sử toàn bộ chi phí công trình PPP đã đấu thầu công khai, nếu Kiểm toán Nhà nước lại kiểm toán và điều chỉnh giá thầu thì sẽ không ai tham gia đấu thầu, không ai cho dự án vay tiền và PPP sẽ thất bại”, ông Quang nói đồng thời khuyến cáo Việt Nam nên kiểm toán dự án PPP theo thông lệ quốc tế.
Phát biểu thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sáng 11/11, đại biểu Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc chỉ ra nhiều điểm chưa rõ trong Dự thảo Luật. Đặc biệt, Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc kỹ quy định về thanh tra, kiểm toán các dự án PPP theo đúng quy định của Luật Thanh tra và Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN).
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết tổng vốn đầu tư các dự án BOT đến nay khoảng 210.000 tỷ đồng, bổ trợ đáng kể cho ngân sách đang rất hạn hẹp.
Sáng 17/5, Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị Kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP.
Hạ tầng giao thông được xác định là một trong những nút thắt trong giảm thiểu chi phí logistics. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của EuroCham, trong bối cảnh nguồn lực ngân sách có hạn, vai trò giám sát của Chính phủ cần được cải thiện mạnh mẽ hơn để gia tăng lòng tin của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi tham gia vào các dự án hạ tầng.