Chiều 23/11, tại Hạ Long, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn FLC phối hợp tổ chức tọa đàm “Du lịch golf - Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế”.
Những ngày qua, hàng loạt chuyến bay chở khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo chương trình đón khách thí điểm đã làm ấm lại thị trường du lịch quốc tế sau thời gian dài "đóng băng" vì dịch bệnh. Cùng với sự chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện bảo đảm đón khách an toàn, việc đẩy mạnh truyền thông, quảng bá du lịch, nhất là ở những thị trường trọng điểm được xác định là nhiệm vụ then chốt để thu hút du khách, tạo đà phát triển du lịch quốc tế.
Sau thời gian dài “đóng băng” do dịch COVID-19, Phú Quốc (Kiên Giang) đã khởi động đón du khách trở lại. Phú Quốc được chọn là một điểm đến trong chương trình phục hồi ngành du lịch, hướng đến từng bước mở cửa và phát triển kinh tế trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Trong mấy ngày gần đây, những chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên đã đưa khách du lịch quốc tế trở lại miền trung theo chương trình thí điểm “hộ chiếu vắc-xin” của Chính phủ. Yêu cầu đặt ra cao nhất là các ngành chức năng phải phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động bình thường mới; khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện.
Mặc dù thời gian qua các nước châu Âu nỗ lực thúc đẩy phục hồi ngành du lịch, vốn lao đao vì đại dịch COVID-19, nhưng triển vọng tăng trưởng của “ngành công nghiệp không khói” vẫn tương đối ảm đạm. Ủy ban du lịch châu Âu (ETC) dự báo, du lịch châu Âu sẽ không thể trở về như mức trước đại dịch cho đến năm 2024.
Du lịch Hà Nội đang “ấm” dần lên sau giãn cách xã hội. Trong xu hướng thích ứng an toàn, gần gũi thiên nhiên và kỳ nghỉ gần nhà (staycation), một số tua du lịch sinh thái khu vực sông Hồng trở nên đắt khách, được nhiều người tìm đến trải nghiệm và yêu thích. Cùng với du lịch xanh, những điểm đến xanh dần hình thành.
Để tăng cường truyền thông mở cửa đón khách, Tổng cục Du lịch đã triển khai Chiến dịch xúc tiến, quảng bá mang tên “Sống trọn vẹn tại Việt Nam - Live fully in Vietnam” gắn với bộ nhận diện thương hiệu du lịch quốc gia: Vietnam Timeless Charm (Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận).
Ngành du lịch châu Á – Thái Bình Dương lao đao vì mất việc làm, chất lượng công việc giảm sút và gia tăng chuyển dịch theo hướng phi chính thức. Tại Việt Nam, tiền lương trung bình trong ngành du lịch giảm gần 18%, trong đó tiền lương của lao động nữ còn giảm nhiều hơn, ở mức gần 23%...
Chính phủ Thái Lan vừa phê chuẩn đề xuất của Bộ Du lịch và Thể thao nước này về chiến dịch quảng bá du lịch với mục tiêu đưa doanh thu của ngành du lịch năm 2022 đạt 50% so với năm 2019 và tỷ lệ đặt phòng khách sạn tại một số tỉnh đạt mức 50%.