Ước tính trong quý 2/2020, kinh tế các nước trong Liên minh châu Âu (EU) giảm ít nhất 7,7%. Kinh tế Pháp có thể suy giảm tới 20% và kinh tế Đức có thể chạm đáy trong quý II/2020.
Riêng với gạo, Ủy ban châu Âu đưa ra một quy định riêng và với hạn mức hàng năm là 80.000 tấn, trong đó có 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.
EU đang lên kế hoạch xây dựng các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ quyền tiếp cận một số dịch vụ tài chính của nước Anh hậu Brexit, đồng thời cảnh báo về "sự gián đoạn không thể tránh khỏi".
EVFTA là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường EU. 212 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó chủ yếu ở mức từ 6-22% sẽ về 0% kể từ ngày 1/8.
Với một lộ trình cắt giảm thuế cụ thể ngay khi EVFTA có hiệu lực thực thi, mang lại lợi ích cho cả hai bên, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.
Người dân Liên minh châu Âu (EU) đang phấn khởi với việc các hoạt động dần trở lại bình thường, biên giới giữa các nước EU được mở lại từ 15/6, dự kiến thông thương với bên ngoài khối từ đầu tháng 7. Nhiều doanh nghiệp (DN) cảm giác như thấy được ánh sáng cuối đường hầm, nhưng cũng nhiều DN bắt đầu chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc… phá sản.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào EU để hưởng ưu đãi hạn ngạch của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến, trình Chính phủ thông qua.
Trong ngày 29/6, Liên minh châu Âu (EU) và Anh khởi động lịch trình 5 tuần đàm phán thời kỳ hậu Anh rời khỏi EU (Brexit). Vòng đàm phán mới là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, với kỳ vọng giúp hai bên tháo gỡ những mâu thuẫn cản trở tiến trình đàm phán trong suốt nhiều tháng qua.
Thông tư quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành và chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020.