Các chính sách mở rộng tài khóa như tăng chi tiêu, giảm thuế và đẩy mạnh đầu tư công, hay nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương được thực thi trên toàn cầu, sẽ là chất xúc tác giúp nền kinh tế phục hồi trở lại, trong bối cảnh đầu tư tư nhân, tiêu dùng và thương mại vẫn suy yếu.
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng Sáu này của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm nghiêm trọng ở mức 5,2% trong năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên cùng với đó là sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng. Để khắc phục những vấn đề này, các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm giải quyết thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, trong đó thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội cho thị trường bất động sản ngách.
Số liệu từ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả khá tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu (EU) đang chứng kiến tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bất ngờ bùng phát, trở thành mối nguy lớn nhất trong thời điểm hiện nay và đe dọa làm chệch hướng phục hồi của kinh tế toàn cầu.