Lợi dụng uy tín của các thương hiệu lớn, rất nhiều các trang bán hàng giả mạo được lập ra trên facebook, cố ý tạo sự nhầm lẫn để lừa người tiêu dùng nhằm trục lợi bất chính.
Thương mại điện tử (TMĐT) hiện là xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhu cầu mua hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng lại càng tăng mạnh, nhất là hàng thực phẩm tươi sống.
Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá nhập lậu vẫn còn diễn biến phức tạp không chỉ bởi thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi, manh động, mà còn bởi nhu cầu sử dụng thuốc lá nhập lậu trên thị trường vẫn còn. Tâm lý sính dùng hàng ngoại của một phận người tiêu dùng vẫn cao.
Có tới 3/4 người tiêu dùng sẽ giảm tần suất của các hoạt động trước đây, ví dụ như các hoạt động mua sắm và giải trí. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các mặt hàng tiêu dùng cho đến các hoạt động du lịch trong và ngoài nước.
Đợt dịch Covid-19 thứ hai bùng phát tại Việt Nam khiến nhiều lĩnh vực kinh tế, dịch vụ kinh doanh một lần nữa lao đao tìm cách để tồn tại. Khó khăn nhất phải kể đến dịch vụ kinh doanh ăn uống khi đang chịu cảnh ế ẩm, vắng bóng thực khách.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), những mô hình hoạt động của các website, ứng dụng hoàn tiền mua sắm đều không rõ ràng, không minh bạch trong mô hình hoạt động, có nhiều dấu hiệu biến tướng, sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp trái phép.
Một cuộc khảo sát người tiêu dùng của googleforms cho thấy, phụ nữ Việt Nam hiện có rất nhiều sự lựa chọn cho bộ đồ mặc nhà, 5 năm trở lại đây, hầu hết họ đều để ý hơn đến trang phục khi ở nhà, thậm chí rất nhiều hãng còn mang đến các thiết kế tiện lợi, giúp chị em có thể xinh đẹp, lịch sự khi ra phố.
Cà phê ở Melbourne, trà sữa trân châu ở Singapore hay những chiếc bánh burrito ở California (Mỹ) là một vài món ẩm thực giúp nhiều người vượt qua những ngày phong tỏa vì đại dịch Covid-19.