Đón nhận thông tin lãi suất điều hành có lần giảm thứ 4 trong năm, VN-Index vẫn chưa thể thoát được những trở ngại đến từ tâm lý thận trọng. Dù vậy, tính chung cả tuần, chỉ số vẫn tăng điểm và có tuần thứ 3 liên tiếp tăng điểm.
Trong tháng 7/2022, thị trường chứng khoán phái sinh có diễn biến giao dịch giảm mạnh. Tuy nhiên, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn khá tích cực, chiếm phần lớn tỷ trọng giao dịch trên thị trường.
Nghiên cứu này đánh giá những yếu tố tác động đến việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam bằng việc thực hiện hồi quy Probit với mẫu gồm 102 doanh nghiệp. Biến giải thích được đưa vào mô hình gồm: Lợi nhuận, chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện, chi phí tài trợ bên ngoài, quy mô công ty và chính sách phòng ngừa rủi ro thay thế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận cao, chi phí kiệt quệ tài chính lớn, quy mô lớn thì khả năng sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ sẽ cao hơn. Chi phí đại diện, chi phí tài trợ bên ngoài và chính sách phòng ngừa thay thế không mang ý nghĩa giải thích cho việc sử dụng công cụ phái sinh tiền tệ của doanh nghiệp.
Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng, gồm các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai. Chuẩn mực Kế toán quốc tế - IAS 32 - Công cụ tài chính phái sinh ra đời và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1996. Ở Việt Nam, hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến kế toán Công cụ tài chính phái sinh hiện hành do Bộ Tài chính ban hành như Chuẩn mực kế toán VAS 01, VAS 10, VAS22 và Ngân hàng Nhà nước ban hành (dành cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng). Tuy nhiên, hệ thống pháp lý cần được hoàn thiện nên để doanh nghiệp nói chung và người làm kế toán nói riêng có thể vận dụng được kế toán công cụ tài chính phái sinh.
Kết phiên cuối tuần ngày 18/3, VN-Index tăng 7,76 điểm (+0,53%), lên 1.469,1 điểm. Như vậy, dù có 4 phiên tăng điểm liên tiếp nhưng chưa thể giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 25/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 6/1/2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Từ ngày 01/01/2021, sẽ có một số trường hợp buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh theo quy định tại Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo khoản 2, Điều 11, Thông tư số 58/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền từ chối thế vị đối với các giao dịch không hợp lệ và thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội các giao dịch bị từ chối thế vị trong các trường hợp nhất định.
Thực hiện ký quỹ với thành viên bù trừ trong khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh là một trong những nội dung thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư tại Thông tư số 58/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.