UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 8499/UBND-KT ngày 6/9/2021 về thực hiện các giải pháp điều hành ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2021.
Theo quy hoạch mạng lưới cụm công nghiệp (CCN), đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Phú Yên có 27 CCN, với tổng diện tích hơn 1.007ha, phân bổ ở 8 huyện, thị xã. Tuy nhiên, đến nay toàn Tỉnh chỉ có 13 CCN được thành lập, với diện tích hơn 458ha; thu hút 43 dự án đầu tư. Việc phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn nhiều khó khăn.
Thực hiện Đề án 24-ĐA/HNDTW của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Phú Yên tích cực hỗ trợ các cấp hội nông dân thành lập 105 chi, 188 tổ hội nghề nghiệp, kết nối hội viên nông dân cùng nhau phát triển kinh tế.
76 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945-2021), Việt Nam đã vượt qua nghèo nàn lạc hậu, nâng cao chất lượng giáo dục, hội nhập quốc tế sâu rộng, từng bước đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, tiến bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đang được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây. Bài viết này tập trung làm rõ một số vấn đề về nền kinh tế tuần hoàn và xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới.
Quốc khánh 2/9: Dấu mốc đất nước phát triển Kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn, bước ngoặt, vượt qua nhiều thử thách và từng bước phát triển, hội nhập sâu rộng với thế giới.
Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, người dân và doanh nghiệp, trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp sớm triển khai chuyển đổi số có sức chống chịu tốt hơn. Đồng thời, việc chuyển đổi số giúp DN sẵn sàng thích nghi “sống chung với dịch”, tận dụng cơ hội để bứt phá.
Trong bối cảnh Việt Nam tích cực huy động vốn để duy trì các hoạt động kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, IFC, Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Úc đã hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục đích nhằm cải thiện hoạt động của thị trường chứng khoán để thu hút nhà đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước, giúp phát triển kinh tế bền vững.
Theo Báo cáo vừa được công bố về Đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển, Việt Nam lọt top 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Còn theo thống kê mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% cùng kỳ năm 2020.